Cuộc thi Hoa hậu thế giới nửa thế kỷ trước: Vụ tai tiếng tạo dấu mốc lịch sử

VOV.VN - Những tai tiếng từ vụ thi hoa hậu nửa thế kỷ trước là dấu mốc làm thay đổi về các quyền của phụ nữ và cách thức tổ chức thi hoa hậu.

Thông điệp từ cuộc thi hoa hậu cách đây 50 năm

Trong lịch sử những cuộc thi hoa hậu thế giới từ trước đến nay có không ít lần đầy tai tiếng và bê bối. Không ít lần cuộc thi chọn lựa ra người phụ nữ đẹp nhất thế giới lại hoàn toàn không phải nhằm để tôn vinh vẻ đẹp, không đề cao giá trị văn hóa, đạo đức và thẩm mỹ của các cuộc thi, mà trở thành sự kiện được thương mại hóa và chính trị hóa. Cuộc thi hoa hậu thế giới năm 1970 tổ chức ở thủ đô London của nước Anh thuộc diện như thế. Nhưng bù lại cho tai tiếng, sự kiện này đã tạo ra dấu mốc có ý nghĩa lịch sử trong phong trào đấu tranh trên thế giới vì các quyền của người phụ nữ, vì bình đẳng giới thật sự và vì nhân phẩm của phụ nữ. 

Nửa thế kỷ sau sự kiện ấy, nữ đạo diễn điện ảnh người Anh Philippa Lowthorpe đã dựng bộ phim “Thi hoa hậu” về sự kiện này và việc bộ phim được khởi chiếu ngay trước ngày mà 50 năm trước đã diễn ra sự kiện ấy - ngày 20/11/1970 - làm cho chuyện cũ lại trở nên thời sự, nhận thức về chuyện cũ lại sống động và thông điệp từ chuyện cũ lại thôi thúc.

Nửa thế kỷ trước đây, cuộc thi hoa hậu thế giới là sự kiện văn hóa xã hội lớn nhất trong năm của nước Anh. Có đến 100 triệu người trên thế giới theo dõi trực tiếp qua truyền hình ở thời truyền hình còn là món ăn văn hoá xa xỉ đối với đại đa số các quốc gia trên thế giới. Chỉ riêng ở Anh thôi đã có tới 22 triệu khán giả dán mắt vào màn hình.

Hoa hậu là cô gái 22 tuổi Jennifer Hosten đến từ Grenada. Ở Grenada, một quốc gia rất nhỏ ở Trung Mỹ, cô gái này tham gia thi hoa hậu vì muốn chiều lòng bạn trai. Người mẹ của bạn trai cô là nhà tổ chức cuộc thi hoa hậu Grenada. Không biết có phải nhờ mẹ người yêu hay không mà Jennifer Hosten được trao vương miện hoa hậu Grenada. Rồi cô đại diện cho Grenada tham dự cuộc thi hoa hậu thế giới. Cô gái da den này trở thành hoa hậu không phải người da trắng đầu tiên trên thế giới. Điều này giống như quả bom nổ tung giữa cuộc thi sắc đẹp. 

Không chỉ có thế. Á hậu cũng là một cô gái da đen đến từ Nam Phi mà cô gái này chỉ là sự lựa chọn thứ 2 của Nam Phi. Thí sinh người da trắng của Nam Phi tay trắng về lại Nam Phi.

…đến những tai tiếng về nhân phẩm của phụ nữ

Nhưng tai tiếng hơn và đáng được chú ý đến hơn cả là những gì xảy ra nhân sự kiện này ở London. Những thành viên của phong trào đấu tranh vì các quyền của phụ nữ, vì bình đẳng giới, vì nhân phẩm của phụ nữ ở Anh cũng như trên thế giới tụ tập về thủ đô London, tổ chức biểu tình phản đối rầm rộ ở bên ngoài địa điểm diễn ra cuộc thi hoa hậu thế giới và họ đã chuẩn bị cà chua, trứng thối, bột mì... cho cuộc đấu tranh ở bên trong hội trường.

Mục tiêu đấu tranh của họ không phải là những cô gái dự thi, bất kể là người da trắng hay da màu, mà nhằm vào việc tổ chức sự kiện này. Họ cho rằng cuộc thi hoa hậu với cách thức tiến hành như từ trước đến nay chẳng khác gì một cuộc bình phẩm công khai về nhâm phẩm của các cô gái, coi phụ nữ như động vật mà thế giới đàn ông muốn làm gì cũng được. Họ nhìn nhận cách thức tổ chức thi hoa hậu như thế thực chất là làm nhục người phụ nữ và kinh doanh trên nhan sắc và nhân phẩm của người phụ nữ.

Những cáo buộc và phê phán của họ không phải không có cơ sở. Các cô gái dự thi bị ban tổ chức thẩm định nhan sắc và cơ thể như thể thẩm định một món đồ, nếu như không muốn nói là như thẩm định một con vật. 58 cô gái tham dự cuộc thi hoa hậu năm ấy. Tất cả các cô gái không phải là người da trắng đều bị đối xử như những thí sinh hạng thấp hơn và đều không được tham dự buổi tổng duyệt. 

Cả trăm triệu người trên thế giới theo dõi cuộc thi đều có thể thấy các cô gái nghe theo hiệu lệnh chỉ huy để xoay mông, quay người các phía cho các vị trong ban giám khảo thẩm định. Những thành viên của phong trào đấu tranh vì các quyền của phụ nữ không chấp nhận những cảnh như thế và không chấp nhận cách tổ chức sự kiện như thế. Họ dự định vào cuối buổi thi sẽ làm hỗn loạn trên sân khấu và trong hội trường để lại tai tiếng thu hút sự quan tâm của công chúng và dư luận, của xã hội và chính giới.

Nhưng khi danh hài người Mỹ dẫn chương trình Bob Hope dùng những lời đàm tiếu ví cuộc thi hoa hậu như phiên chợ mua bán động vật và giả tiếng bò rống vào micrphone thì giọt nước đã làm tràn ly đối với những người phản đối ngồi trong hội trường. Họ nhảy lên chiếm sân khấu và diễn đàn. Họ quẳng cà chua và ném trứng thối. Họ vung túi bột. Họ xô đẩy và la hét. Cảnh sát đã phải rất vất vả mới khống chế được họ và lập lại trật tự. Hàng trăm người đã bị cảnh sát bắt giữ, trong đó có những người lãnh đạo của phong trào.

Dấu ấn thay đổi về quyền của phụ nữ

Jennifer Hosten được chọn làm hoa hậu thế giới năm đó. Bản thân cuộc thi đã trở thành sự kiện pha trộn lẫn tai tiếng và nổi tiếng. Chiến thắng của Jennifer Hoston bị chỉ trích rất dữ dội bởi đích thân thủ tướng Grenada Eric Gairy là thành viên ban giám khảo. Báo chí lá cải ở Anh coi cuộc thi hoa hậu là một cuộc mua bán. Gần như tất cả các thí sinh khác đều không tâm phục khẩu phục. Những người ủng hộ hoa hậu Thuỵ Điển giận dữ tập trung biểu tình ở bên ngoài toà nhà. 

Hoa hậu Ireland phê phán Jennifer Hosten rất nặng nề và cáo buộc ban giám khảo đi đêm với nhau khi quyết định. Hoa hậu Australia và hoa hậu Thuỵ Sỹ đều quả quyết rằng Jennifer Hosten hoàn toàn không xứng đáng thắng cuộc thi. Cho tới thời điểm năm 1970, chưa có lần thi hoa hậu thế giới nào mà cả trong tổ chức sự kiện lẫn trong kết quả cuối cùng đều không bình thường đến như thế.

Ngôi miện hoa hậu thế giới làm thay đổi cuộc đời của Jennifer Hosten. Cô gái này về sau rời bỏ thế giới giải trí, theo học khoa học chính trị, làm việc trong ngành ngoại giao của Grenada và trở thành bà chủ trang trại cũng như kinh doanh bất động sản. Năm 55 tuổi, Jennifer Hosten theo học đại học một lần nữa, chuyên ngành tâm lý, và làm chuyên gia phân tích tâm lý cho tới năm 2019.

Vụ tai tiếng nửa thế kỷ trước cũng làm thay đổi phong trào đấu tranh trên khắp thế giới về các quyền của phụ nữ và làm thay đổi cách thức tổ chức thi hoa hậu. Thi hoa hậu thế giới vẫn là sự kiện được thương mại hoá và chính trị hoá. Nhưng những tiêu chí và tiêu chuẩn về đảm bảo nhân phẩm của phụ nữ và đảm bảo bình đẳng giới đã được nâng cao lên rất đáng kể và được đặc biệt coi trọng. Gian lận trong thi hoa hậu vẫn còn tồn tại nhưng về cơ bản có thể nói những gian lận ấy không liên quan đến nhân phẩm của người phụ nữ. 

Bộ phim của đạo diễn Lowthorpe về cuộc thi hoa hậu tai tiếng mà tạo dấu mốc lịch sử này còn cho thấy những chuyển biến tưởng rất nhỏ và đơn giản trong phong trào đấu tranh vì các quyền của phụ nữ, vì bình đẳng giới và vì nhân phẩm của phụ nữ trên phạm vi thế giới lại khó khăn và phức tạp như thế nào mới có thể đạt được.

Vụ tai tiếng nửa thế kỷ trước cũng làm thay đổi phong trào đấu tranh trên khắp thế giới về các quyền của phụ nữ và cách thức tổ chức thi hoa hậu. Những tiêu chí và tiêu chuẩn về đảm bảo nhân phẩm của phụ nữ và đảm bảo bình đẳng giới đã được nâng cao đáng kể và được đặc biệt coi trọng. Gian lận trong thi hoa hậu vẫn tồn tại nhưng nó không liên quan đến nhân phẩm của người phụ nữ.
 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ hình ảnh vương miện Hoa hậu Việt Nam 2020
Hé lộ hình ảnh vương miện Hoa hậu Việt Nam 2020

VOV.VN - Trước thềm Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2020, BTC hé lộ những hình ảnh phác thảo đầu tiên của chiếc vương miện cao quý.

Hé lộ hình ảnh vương miện Hoa hậu Việt Nam 2020

Hé lộ hình ảnh vương miện Hoa hậu Việt Nam 2020

VOV.VN - Trước thềm Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2020, BTC hé lộ những hình ảnh phác thảo đầu tiên của chiếc vương miện cao quý.

Top 35 Hoa hậu Việt Nam 2020 bước vào hành trình đầu tiên "Người đẹp Nhân ái"
Top 35 Hoa hậu Việt Nam 2020 bước vào hành trình đầu tiên "Người đẹp Nhân ái"

VOV.VN - Đêm Bán kết đã thành công lựa chọn ra 35 gương mặt xuất sắc lọt vào Chung kết Toàn quốc. Vừa rồi, các thí sinh đã có một buổi họp cùng Hoa hậu Tiểu Vy để cùng chia nhóm, bốc thăm các dự án “Người đẹp Nhân Ái” đánh dấu bước tiếp theo trên con đường chinh phục ngôi vị cao nhất Hoa hậu Việt Nam 2020.

Top 35 Hoa hậu Việt Nam 2020 bước vào hành trình đầu tiên "Người đẹp Nhân ái"

Top 35 Hoa hậu Việt Nam 2020 bước vào hành trình đầu tiên "Người đẹp Nhân ái"

VOV.VN - Đêm Bán kết đã thành công lựa chọn ra 35 gương mặt xuất sắc lọt vào Chung kết Toàn quốc. Vừa rồi, các thí sinh đã có một buổi họp cùng Hoa hậu Tiểu Vy để cùng chia nhóm, bốc thăm các dự án “Người đẹp Nhân Ái” đánh dấu bước tiếp theo trên con đường chinh phục ngôi vị cao nhất Hoa hậu Việt Nam 2020.

Hoa hậu, người đẹp tranh tài tại Tiền Phong Golf Championship 2020
Hoa hậu, người đẹp tranh tài tại Tiền Phong Golf Championship 2020

VOV.VN - Giải Tiền Phong Golf Championship 2020 quy tụ 180 golfer trong nước, quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 31/10 tại sân golf 18 hố Kings Course và sân Lake Side thuộc BRG Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Hoa hậu, người đẹp tranh tài tại Tiền Phong Golf Championship 2020

Hoa hậu, người đẹp tranh tài tại Tiền Phong Golf Championship 2020

VOV.VN - Giải Tiền Phong Golf Championship 2020 quy tụ 180 golfer trong nước, quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 31/10 tại sân golf 18 hố Kings Course và sân Lake Side thuộc BRG Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).