Đầu Xuân đến xem hội vật làng Sình

(VOV) - Từ sáng 19/2, trên khắp nẻo đường làng Sình (Thừa Thiên – Huế), đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia trẩy hội.

Sáng 19/2 (ngày 10 tháng Giêng), làng Sình nằm ở hạ lưu sông Hương, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế tưng bừng khai hội vật võ đầu xuân. Hàng ngàn người dân và du khách thập phương tham dự.

Từ sáng sớm, trên khắp nẻo đường làng Sình, đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia trẩy hội. Hội thường được mở đầu bằng nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của các bô lão tại đình làng, như có ý nghĩa nhắc nhở con cháu nhớ đến ơn đức tổ tiên. Ở đây còn có tục lệ thả đèn thăng thiên lên trời, như một biểu tượng văn hoá của làng Sình báo hiệu hội vật diễn ra.

Mở màn cho những trận đấu là tiếng trống khai hội

Ông Nguyễn Văn Hiền, một người dân làng Sình, xã Phú Mậu cho biết, năm nào làng Sình cũng tổ chức hội vật truyền thống, mục đích để cầu cho cả làng có một năm may mắn trong làm ăn, sức khỏe... Người dân làng Sinh vừa xem lễ hội nhưng cũng vừa đón khách và bạn bè ở xa gần về chơi.

Sau tiếng trống khai hội là màn vật biểu diễn những thế vật đẹp của các đô vật, rồi đến là các đô vật lứa tuổi thiếu niên tham gia tranh tài. Các đô vật lên sới đấu không nhất thiết phải là người địa phương, mà bất kỳ người dân hoặc du khách nào cũng có thể đăng ký lên sới đấu vật.

Sau đó các đô vật sẽ bước vào tranh tài ở các hạng cân khác nhau

Nếu người nào bị vật lấm lưng, trắng bụng là bị thua, người nào vô địch thì phải thắng liên tiếp từ trận đấu đầu tiên đến đấu cuối cùng. Anh Nguyễn Trung Thành, một đô vật làng Sình chia sẻ, anh tham gia hội vật là để có cảm giác vui xuân chứ không đặt nặng vấn đề ăn thua.

Hội vật với tinh thần thượng võ vui xuân không đặt nặng thắng thua, cấm chơi xấu và ra những đòn hiểm... Vì vậy, sới vật làng Sình diễn ra hào hứng sôi nổi suốt cả ngày.  Đến nay, hội vật làng Sình đã có lịch sử hơn 400 năm và phát triển và tồn tại.

Hội vật với tinh thần thượng võ vui xuân không đặt nặng thắng thua, cấm chơi xấu và ra những đòn hiểm...

Từ khởi thuỷ, người dân tổ chức hội vật để giải trí  trong những ngày đầu xuân và tuyển chọn võ sĩ khỏe mạnh cho triều đình lúc bấy giờ. Đến nay, vật võ làng Sình đã trở thành một môn thể thao truyền thống. Người dân làng Sình dù có làm ăn sinh sống ở đâu, nhưng ngày hội họ đều quay về làng để tham gia hội vật.

Đến nay, hội vật làng Sình đã có lịch sử hơn 400 năm và phát triển và tồn tại.

Ông Nguyễn Mưng, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, hội vậtlàng Sình có truyền thống này có cách đây hơn 400 năm, từ thế kỷ 15 cho đến hôm nay. Hội vật tổ chức nhằm cầu cho quốc thái, dân an; sau hội vật này người dân mới an tâm ra đồng lao động sản xuất./.

Một số hình ảnh của Hội vật làng Sình:


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày Xuân về Hội vật làng Sình
Ngày Xuân về Hội vật làng Sình

Với truyền thống hơn 400 năm, vật làng Sình đã trở thành một lễ hội văn hoá - thể thao đậm nét dân tộc, nằm trong dòng chảy văn hoá của miền đất Cố đô Huế.  

Ngày Xuân về Hội vật làng Sình

Ngày Xuân về Hội vật làng Sình

Với truyền thống hơn 400 năm, vật làng Sình đã trở thành một lễ hội văn hoá - thể thao đậm nét dân tộc, nằm trong dòng chảy văn hoá của miền đất Cố đô Huế.  

Tranh làng Sình - nét độc đáo của văn hóa Huế
Tranh làng Sình - nét độc đáo của văn hóa Huế

(VOV) - Tranh dân gian làng Sình có thể sánh ngang với tranh Đông Hồ.

Tranh làng Sình - nét độc đáo của văn hóa Huế

Tranh làng Sình - nét độc đáo của văn hóa Huế

(VOV) - Tranh dân gian làng Sình có thể sánh ngang với tranh Đông Hồ.

Sống lại tranh Làng Sình
Sống lại tranh Làng Sình

Đã có lúc, nghề làm tranh Làng Sình tưởng chừng mất hẳn. Nhưng những năm gần đây, tranh Làng Sình dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội  

Sống lại tranh Làng Sình

Sống lại tranh Làng Sình

Đã có lúc, nghề làm tranh Làng Sình tưởng chừng mất hẳn. Nhưng những năm gần đây, tranh Làng Sình dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội