Để bảo tàng không phải là “đền thờ” lưu giữ cổ vật

(VOV) -Bảo tàng phải gắn với đời sống xã hội, gắn với con người và phục vụ con người là chính.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam vừa phối hợp với Cục Di sản văn hóa, Tổng cục Du lịch tổ chức cuộc toạ đàm với chủ đề: “Bảo tàng với du lịch di sản” nhằm đưa ra những góc nhìn cụ thể về hoạt động của bảo tàng cũng như của ngành du lịch trong vấn đề khai thác sản phẩm du lịch di sản tại các bảo tàng Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay có 134 bảo tàng, gồm bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tỉnh, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng ngoài công lập và 3.165 di tích cấp quốc gia. Tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh của các bảo tàng là mức độ tăng nhanh của số lượng khách tham quan bảo tàng. Điều đó đã phần nào khẳng định tính phổ biến và vai trò thiết yếu của bảo tàng trong đời sống xã hội.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (ảnh: Lamdong.gov.vn)

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm trở lại đây hoạt động bảo tàng, đặc biệt là các bảo tàng ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều bảo tàng đã có cách làm sáng tạo trong việc trưng bày, giới thiệu các hiện vật để thu hút du khách tham quan.

Ông Vũ Mạnh Hà, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết: Bảo tàng phải gắn với đời sống xã hội, gắn với con người và phục vụ con người là chính. Vì vậy, để các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng trở thành những hiện vật sống động, những người làm công tác bảo tàng phải kể được những câu chuyện sống động về bảo tàng để cho khách tham quan cảm nhận, hiểu được và từ đó trải nghiệm cuộc sống thực tế của mình thông qua các hiện vật lịch sử.

Sự liên kết, phối hợp giữa các bảo tàng với du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để hoạt động của bảo tàng được duy trì, đồng thời, tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tiếp cận với những thông tin văn hoá, lịch sử của dân tộc.

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP HCM là một trong những bảo tàng có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là những hoạt động giao lưu giữa các nhân chứng lịch sử và du khách được tổ chức thường xuyên, gây ấn tượng với du khách, đặc biệt du khách quốc tế.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng cho biết: “Chúng tôi tổ chức trưng bày bảo tàng theo một kịch bản, đó là lúc đầu giới thiệu về lịch sử của chiến tranh, sau đó về tội ác của chiến tranh và kết thúc bằng mối quan hệ hoà bình của các nước đã ủng hộ nhân dân Việt Nam trong chiến tranh. Vì thế, khách tham quan đến với bảo tàng này đã trải qua những cảm xúc rất đặc biệt. Họ sẽ tự rút ra được bài học là mỗi người sẽ phải đóng góp gì đó cho hoà bình thế giới”.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP HCM (ảnh: internet)



Những năm gần đây, du khách quốc tế đến trải nghiệm về thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam ngày càng tăng. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp du lịch, khi thiết kế tour với khách du lịch, nhất là khách nước ngoài, hệ thống bảo tàng, di tích là địa chỉ hấp dẫn trong lịch trình của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, số bảo tàng, di tích đáp ứng được yêu cầu này không nhiều.

Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Du lịch Hà Nội cho rằng việc phối hợp giữa bảo tàng và các đơn vị lữ hành trong xây dựng tour du lịch cho khách là rất quan trọng: "Bảo tàng ở mình có nhiều phòng, nhiều hiện vật trưng bày, đi có khi tới khoảng 4 tiếng mới có thể thoả mãn được nhu cầu, nhưng du lịch về cơ bản nhiều nhất là 2 tiếng, thậm chí có khi chỉ được 1 tiếng. Do vậy, phải thiết kế chương trình phụ thuộc vào số lượng các đoàn, nhất là ngày cao điểm. Bởi vì sau đó chúng tôi sẽ nhận được phản hồi của khách. Khách sẽ nhận xét điểm tham quan nào tốt, không tốt, không nên xem nữa thì bảo tàng và công ty du lịch sẽ có trao đổi với nhau”.

Bảo tàng Hồ Chí Minh hằng năm đón khoảng 1,3 đến 1,5 triệu lượt du khách, nhưng du khách nước ngoài còn ít. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên, trình độ ngoại ngữ để hướng dẫn, giao tiếp với du khách rất yếu.

Ông Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ đi học rất nhiều, rất tích cực nhưng năng lực sử dụng được vốn ngôn ngữ tiếng Anh không phải người nào học xong cũng sử dụng được. Cho nên chúng tôi phải chuyển hướng là nhận những người tốt nghiệp ngoại ngữ và sau đó cho đi đào tạo về lịch sử và bảo tàng. Nếu chọn người học lịch sử, bảo tàng đi học ngoại ngữ thì 10 người chỉ 1-2 người nói được".

Khách du lịch - công chúng chính là mối quan tâm hàng đầu của bảo tàng, các hoạt động của bảo tàng đều hướng tới mục tiêu phục vụ công chúng một cách tốt nhất. Để khách du lịch đến Việt Nam – mà thường thông qua các công ty du lịch-  chọn Bảo tàng là điểm dừng chân, tham quan rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bảo tàng và các công ty du lịch. Đó cũng là ý nghĩa của việc gắn kết bảo tàng với du lịch - du lịch với di sản là giải pháp tốt nhất để phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa mà bảo tàng đang lưu giữ./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - điểm đến hấp dẫn
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - điểm đến hấp dẫn

(VOV) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ đổi mới cách trưng bày để tiếp tục là "điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội".

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - điểm đến hấp dẫn

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - điểm đến hấp dẫn

(VOV) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ đổi mới cách trưng bày để tiếp tục là "điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội".

Bảo tàng Bình Thuận tiếp nhận số đồ gốm nghi là cổ vật
Bảo tàng Bình Thuận tiếp nhận số đồ gốm nghi là cổ vật

Toàn bộ 299 mẫu vật được bàn giao cho Bảo tàng Bình Thuận có thể là gốm sứ của Thái Lan thế kỷ XV.

Bảo tàng Bình Thuận tiếp nhận số đồ gốm nghi là cổ vật

Bảo tàng Bình Thuận tiếp nhận số đồ gốm nghi là cổ vật

Toàn bộ 299 mẫu vật được bàn giao cho Bảo tàng Bình Thuận có thể là gốm sứ của Thái Lan thế kỷ XV.

“Xây bảo tàng 11.277 tỷ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn!”
“Xây bảo tàng 11.277 tỷ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn!”

(VOV) - Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được chuẩn bị kỹ càng và là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

“Xây bảo tàng 11.277 tỷ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn!”

“Xây bảo tàng 11.277 tỷ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn!”

(VOV) - Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được chuẩn bị kỹ càng và là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

Bảo tàng không “cấm sờ vào hiện vật”
Bảo tàng không “cấm sờ vào hiện vật”

Ở thành phố Hòa Bình, có một bảo tàng du khách không chỉ được động chạm vào mà còn được sử dụng các hiện vật đang trưng bày.

Bảo tàng không “cấm sờ vào hiện vật”

Bảo tàng không “cấm sờ vào hiện vật”

Ở thành phố Hòa Bình, có một bảo tàng du khách không chỉ được động chạm vào mà còn được sử dụng các hiện vật đang trưng bày.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”
Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”

Bộ phim tư liệu quý thể hiện tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Nguyên cùng tình cảm của đồng bào Tây Nguyên dành cho Bác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”

Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”

Bộ phim tư liệu quý thể hiện tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Nguyên cùng tình cảm của đồng bào Tây Nguyên dành cho Bác.