Đề nghị Lễ hội Kéo co lâu đời nhất vùng Kinh Bắc thành Di sản

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc. 

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã lập hồ sơ khoa học lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc. 

Hội Kéo co bằng tre đã tồn tại qua hàng trăm năm, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân trong vùng. 

Tuy nhiên, ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống hiện tại, nghi lễ và trò chơi trong lễ hội kéo co Hữu Chấp đang đối diện trước nguy cơ mai một. 

Độc đáo kéo co bằng tre 

Hội Kéo co được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết, trong đó, buổi sáng là hoạt động tế lễ, buổi chiều thi kéo co.

Là một trong những người am hiểu nhất về nghi lễ và trò chơi kéo co trong làng, cụ Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1936) tâm sự để tổ chức ngày hội, nhân dân làng Hữu Chấp phải chuẩn bị từ hơn một tháng trước đó. 

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất của vùng Kinh Bắc
Theo tục lệ, sáng mùng 3 Tết, ông Quan đám cùng các cụ cao niên trong làng làm lễ mở cửa đình, chuẩn bị đồ thờ tự cho lễ hội. 

Sáng ngày 4 chính hội, nhân dân tổ chức rước bài vị từ đình ra nghè ở phía bắc của làng. 

Theo thứ tự, đoàn rước gồm, dẫn đầu là cờ, bát bửu, tiếp theo là bốn ông Hóa và kiệu đựng chóe nước cùng đông đảo nhân dân tham dự.

Tới nghè, đoàn rước tổ chức lễ tế thần, kính cáo trời đất xin phép được lấy nước về thờ và 4 ông Hóa lên thuyền ra giữa dòng sông Cầu (đoạn giữa hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và thành phố Bắc Ninh-Bắc Ninh) lấy những dòng nước trong sạch, tinh kiết nhất để đem về đình dùng thờ cúng trong cả năm. Sau đó đoàn rước đưa nước về đình tế lễ. 

Nghi lễ tế thần được tiến hành nghiêm trang thể hiện lòng thành kính, cầu mong sự che trở của thần đối với người dân trong làng. 

Điểm đặc biệt và là nét độc đáo ở lễ hội Kéo co của làng là người dân không dùng dây mà dùng hai cây tre để kéo. 

Trưởng thôn Hữu Chấp Nguyễn Văn Huynh cho biết, việc lựa chọn những ông Quan đám, ông Hóa và những người đi lựa chọn mua tre, kéo co được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. 

Thông thường, những người được chọn phải là những người đàn ông mạnh khỏe, có tuổi đời ngoài 40 tuổi, gia đình không có tang, sinh được đủ cả trai lẫn gái; những người tham gia kéo co phải từ 30-37 tuổi mới được tham gia. 

Nhiều năm được giao việc lựa chọn tre, ông Trần Văn Thể, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tâm sự, tre được chọn phải dài trên 20m, thân thẳng, không bị kiến, không bị sâu, không bị lợn cọ và phải của gia đình trong năm không có tang.

Sau khi chọn được tre, ông đánh dấu lại, đến ngày 30 Tết, sẽ cử trai làng khỏe mạnh đi chặt mang về cạo sạch vỏ, đục lỗ rồi lồng hai chiếc đòn gánh vào để nối hai cây lại với nhau. 

Muốn thêm sự chắc chắn, người dân lấy lạt quấn chặt chỗ nối rồi tết lạt lại thành hình ba con nhện, một con to ở giữa, hai con nhỏ ở hai đầu. 

Sau đó, cây kéo được treo lên trước cửa đình để thờ, chờ đến ngày khai hội.

Chiều mùng 4 Tết, sau khi hoàn thành việc tế lễ, 70 người kéo chia làm hai đội bên Đông và bên Tây, mỗi bên 35 người, bốn người to khỏe nhất sẽ được chọn đứng đầu đòn gánh, tất cả đều cởi trần, đóng khố, thắt lưng nhiễu điều, đầu chít khăn lụa những người còn lại bám vào thân tre chờ hiệu lệnh của các ông Hóa mà kéo. 

Theo quy định từ xa xưa của người dân Hữu Chấp, các đội sẽ kéo ba keo, bên nào kéo được hai keo bên đó thắng. Đặc biệt, tới keo thứ ba thì người xem được quyền vào kéo giúp. 

Điều độc đáo trong trò chơi không phải bên nào kéo khỏe sẽ thắng mà cần vận hành theo quy tắc. 

Cụ Nguyễn Văn Hải cho biết người dân nơi đây cho rằng phía Đông là hướng của Mặt Trời mọc và phía Tây là phía Mặt Trời lặn, sự xuất hiện và biến mất của Mặt Trời thể hiện chu trình khép kín của thời gian luân chuyển từ ngày này sang ngày khác. 

Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của cộng đồng cư dân trồng lúa nước mang trong mình tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Vì thế, đến keo thứ ba, dân làng sẽ vào giúp bên Đông để bên Đông chiến thắng. 

Nguy cơ mai một 

Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp ngày nay mặc dù vẫn được nhân dân trong làng duy trì nhưng việc gìn giữ và phát triển nghi lễ và trò chơi này đang gặp nhiều khó khăn.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Huynh cho biết do trong thời gian dài bị ảnh hưởng của chiến tranh, lễ hội không được tổ chức, nghè và những đồ thờ tự phục vụ cho nghi thức rước nước không còn nên đã nhiều năm nay, lễ rước nước không được diễn ra trong lễ hội. 

Trong làng, những người còn nhớ về nghi lễ này cũng không nhiều. 

Bên cạnh đó, việc đi chọn những cây tre đủ tiêu chuẩn dùng làm dây kéo cũng gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ ngày nay trong làng không còn tre nên mỗi lần tổ chức phải đi khắp nơi, trong nhiều ngày, sang cả các tỉnh khác mới tìm được những cây tre đủ tiêu chuẩn. 

Vì thế, một số kiêng kỵ trong chọn tre cũng được giảm bớt cho phù hợp như nguồn gốc cây tre không được thẩm định kỹ, tre chỉ cần đảm bảo đủ độ già, không bị sâu, bị kiến đục. 

Trong những năm qua, do việc tổ chức tốn kém nên nhân dân chỉ tổ chức trò chơi Kéo co hai năm một lần vào những năm chẵn, không gian lễ hội cũng phải chuyển qua vùng đất rộng trước đình chứ không còn tổ chức trong sân đình như trước.

Mặc dù có một số những thay đổi, nhưng nghi lễ và trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp hàng năm vẫn thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về tham dự./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa
Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa

Kéo co truyền thống được coi là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa

Lập hồ sơ kéo co truyền thống là di sản văn hóa

Kéo co truyền thống được coi là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO
Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO

Kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay.

Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO

Kéo co Việt Nam sắp thành di sản UNESCO

Kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét
Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Việt Nam tham dự giải Vô địch kéo co Châu Á
Việt Nam tham dự giải Vô địch kéo co Châu Á

Giải năm nay quy tụ 12 đội nam và 10 đội nữ, thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm chọn 4 đội cao nhất vào tranh bán kết và chung kết.

Việt Nam tham dự giải Vô địch kéo co Châu Á

Việt Nam tham dự giải Vô địch kéo co Châu Á

Giải năm nay quy tụ 12 đội nam và 10 đội nữ, thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm chọn 4 đội cao nhất vào tranh bán kết và chung kết.