Di sản "đệ trình" UNESCO: Trước mắt chỉ có đờn ca tài tử

Thông tin về các hồ sơ được xây dựng để đệ trình lên UNESCO thời gian qua đã khiến dư luận đặt câu hỏi về số di sản “ứng thí” lần này.

Hàng loạt thông tin về các hồ sơ được xây dựng để đệ trình lên UNESCO trong thời gian qua đã khiến dư luận đặt  câu hỏi về số lượng di sản “ứng thí” lần này, cũng như khả năng chúng ta được vinh danh?

Cụ thể, cách đây 6 tháng, nhiều tranh luận đã diễn ra quanh kế hoạch lập hồ sơ đăng ký gửi UNESCO của Nghi thức chầu văn (tỉnh Nam Định chủ trì). Tiếp đó lần lượt là nghệ thuật hát then (Tuyên Quang), tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Chưa kể, nhiều di sản đã được nhắc tới từ cách đây ít nhất 3 năm như cụm danh thắng Tràng An (Ninh Bình), đảo Cát Bà (Hải Phòng) hay Nghệ thuật đờn ca tài tử của các tỉnh phía Nam...

Đặc biệt, vào ngày 28/3, tỉnh Quảng Ninh cũng đã có buổi báo cáo trước Bộ VH, TT & DL về kế hoạch lập hồ sơ “ ứng thí” cho cụm di tích Yên Tử. Theo đó, quần thể được đề cử có tổng diện tích lên tới trên 20.000 hecta, bao gồm 2 cụm chính là danh thắng Yên Tử (Uông Bí) - nơi phát tích Thiền phái Trúc Lâm của VN - và cụm lăng mộ Nguyên Lăng, Phụ Sơn Lăng, Tư Phúc Lăng... của 8 vua trần tại An Sinh (Đông Triều).

Một buổi đờn ca tài tử trên sông nước

Được biết, ý tưởng này đã được tỉnh Quảng Ninh ấp ủ từ cuối năm 2012, với sự tư vấn của Ủy ban UNESCO VN, Bảo tàng Lịch sử VN và một số cơ quan chuyên ngành. Theo đó, bên cạnh các tiêu chí đặc thù về văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, hồ sơ ứng cử của cụm di sản văn hóa  này dự kiến sẽ nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa Yên Tử và các cụm di sản xung quanh như Tây Yên Tử (Bắc Giang), Côn Sơn (Hải Dương) để làm rõ tính toàn vẹn và giá trị toàn cầu của Yên Tử. Ngoài ra, về lâu dài, tỉnh Quảng Ninh cũng có ý tưởng xây dựng hồ sơ đề cử hệ Thiền phái Trúc Lâm VN - vốn gắn liền với khu di tích Yên Tử và vua Trần Nhân Tông - lên UNESCO cho hạng mục Di sản Văn hóa phi vật thể.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO VN, tất cả các trường hợp của Nghi thức chầu văn, tranh Đông Hồ, di tích Yên Tử... vẫn chỉ đang dừng ở giai đoạn thu thập hồ sơ hoặc chờ sự đồng ý từ Thủ tướng Chính phủ để chính thức triển khai. Do thời hạn nhận hồ sơ từ UNESCO sẽ kết thúc vào 31/3 tới, gần như chắc chắn, các di sản này chỉ có thể đăng ký sớm nhất vào năm 2014 và chờ kết quả 1 năm sau đó.

“Riêng trong năm 2013, chúng ta chỉ có thể mang về một danh hiệu cấp thế giới duy nhất, nếu hồ sơ Nghệ thuật đờn ca tài tử được UNESCO chính thức công nhận. Những danh hiệu khác, nếu có, sẽ chỉ đến vào năm 2014” - Ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết. Theo lời ông Thắng, số phận của bộ hồ sơ này (gửi đi từ năm 2012) sẽ chính thức được định đoạt trong phiên họp Hội đồng của UNESCO tại Azerbaizan vào cuối tháng 11 năm nay.

Trong năm 2013 này, ở hạng mục Di sản văn hóa, VN đã chính thức đệ trình lên UNESCO 2 bộ hồ sơ của đảo Cát Bà và cụm danh thắng Tràng An vào tháng 2 vừa qua.  Ở hạng mục Di sản Văn hóa phi vật thể, bộ hồ sơ Dân ca ví dặm (2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Viện Văn hóa Nghệ thuật VN xây dựng) cũng đang được hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để kịp gửi lên UNESCO trước hạn chót 1/4.

Riêng ở hạng mục Di sản Tư liệu thế giới, hạn chót để UNESCO nhận hồ sơ cho đợt xét tặng danh hiệu cấp châu Á - Thái Bình Dương cho năm 2014 là tháng 10 tới đây. Hiện tại, theo nhiều chuyên gia, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, nơi bảo quản bộ Châu bản triều Nguyễn có ngự phê (bút tích của các vua Nguyễn) đang được động viên lập hồ sơ đề cử cho danh hiệu này. Như vậy, dự kiến trong năm 2014, VN sẽ có ít nhất 4 hồ sơ được UNESCO xét duyệt.

“Từ vài năm nay, UNESCO khuyến cáo các nước tham gia nên chủ động xếp thứ tự ưu tiên trong trường hợp gửi nhiều hồ sơ đề cử cho danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, tổ chức này cũng khuyến khích ưu tiên các bộ hồ sơ được xây dựng liên thông bởi nhiều quốc gia, hoặc thuộc về các nước chưa có danh hiệu nào” - ông Thắng giải thích về việc VN năm nay chỉ có 1 hồ sơ đăng ký “ứng thí” là Đờn ca tài tử.

Ngoài ra, ở hạng mục Di sản văn hóa, UNESCO chỉ chấp nhận các quốc gia gửi một hồ sơ mỗi năm cho từng thể loại: di sản tự nhiên, di sản văn hóa, di sản hỗn hợp. Trong hạng mục này, VN gửi 2 bộ hồ sơ  vì đăng ký tham dự theo  thể loại khác nhau là di sản tự nhiên (đảo Cát Bà) và di sản hỗn hợp (khu danh thắng Trường An).

Liên tục trong 5 năm qua, VN đều đặn nhận về các danh hiệu di sản thế giới cho mọi loại hình. Bởi vậy, hy vọng lớn nhất trong năm nay là việc di sản Đờn ca tài tử của VN sẽ tiếp tục kéo dài chuỗi thành tích này, trước khi chúng ta bước sang năm 2014 với rất nhiều hồ sơ “ứng thí” khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mở cửa phòng trưng bày hình ảnh các di sản thế giới
Mở cửa phòng trưng bày hình ảnh các di sản thế giới

Phòng trưng bày có sự tham gia của chín bảo tàng và thiết chế văn hóa thuộc sáu khu di sản thế giới của ba nước Đông Dương.

Mở cửa phòng trưng bày hình ảnh các di sản thế giới

Mở cửa phòng trưng bày hình ảnh các di sản thế giới

Phòng trưng bày có sự tham gia của chín bảo tàng và thiết chế văn hóa thuộc sáu khu di sản thế giới của ba nước Đông Dương.

Học người Hàn cách bảo tồn di sản văn hoá
Học người Hàn cách bảo tồn di sản văn hoá

(VOV) - Theo ông Kim Dong Il, Tổng cục du lịch Hàn Quốc, cách bảo tồn di sản văn hoá tốt nhất là thường xuyên sử dụng nó....

Học người Hàn cách bảo tồn di sản văn hoá

Học người Hàn cách bảo tồn di sản văn hoá

(VOV) - Theo ông Kim Dong Il, Tổng cục du lịch Hàn Quốc, cách bảo tồn di sản văn hoá tốt nhất là thường xuyên sử dụng nó....

Ví, giặm Nghệ-Tĩnh được đề nghị là Di sản thế giới
Ví, giặm Nghệ-Tĩnh được đề nghị là Di sản thế giới

Dân ca ví, giặm Nghệ-Tĩnh được chọn là di sản đại diện cho Việt Nam xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới năm 2014.

Ví, giặm Nghệ-Tĩnh được đề nghị là Di sản thế giới

Ví, giặm Nghệ-Tĩnh được đề nghị là Di sản thế giới

Dân ca ví, giặm Nghệ-Tĩnh được chọn là di sản đại diện cho Việt Nam xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới năm 2014.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón nhận hai bằng di sản đặc biệt
Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón nhận hai bằng di sản đặc biệt

(VOV) - Đó là bằng chứng nhận Di tích quốc gia đặc biệt và bằng công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu thế giới từ UNESCO.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón nhận hai bằng di sản đặc biệt

Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón nhận hai bằng di sản đặc biệt

(VOV) - Đó là bằng chứng nhận Di tích quốc gia đặc biệt và bằng công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu thế giới từ UNESCO.

Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia
Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia

(VOV) - Tranh Đông Hồ có từ thế kỷ 16, là loại tranh miêu tả đời sống, tâm tư, quan niệm thẩm mỹ của người Việt.

Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia

Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia

(VOV) - Tranh Đông Hồ có từ thế kỷ 16, là loại tranh miêu tả đời sống, tâm tư, quan niệm thẩm mỹ của người Việt.

Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa
Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa

Tỉnh Tuyên Quang đang lập hồ sơ đề nghị công nhận Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa

Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa

Tỉnh Tuyên Quang đang lập hồ sơ đề nghị công nhận Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.