Độc đáo nghi thức Tẳng cảu của người Thái ở Sơn La

VOV.VN - Người Thái ở Sơn La còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, một trong số đó là tục Tẳng cảu của người phụ nữ.

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II, tại tỉnh Điện Biên, hôm nay (19/10) đã diễn ra nhiều hoạt động trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái. Nổi bật trong đó là nghi thức Tẳng cảu của người Thái, ngành Thái đen tỉnh Sơn La. 

Là dân tộc chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh, người Thái ở Sơn La còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, một trong số đó là tục Tẳng cảu của người phụ nữ thuộc ngành Thái đen khi đi lấy chồng.

 Theo phong tục người Thái đen, cô dâu làm lễ búi tóc “Tằng cảu”.  Ảnh: baomoi.com

Để tiến hành tục lệ này, sau khi nhà trai chọn được ngày lành tháng tốt, thường là ngày cưới bên gia đình nhà gái, nhà trai sẽ cử hai người phụ nữ đại diện đến làm lễ “Tẳng cảu” cho cô dâu. Hai người này phải là những người có gia đình êm ấm, hạnh phúc, khéo ăn nói, hiểu biết về phong tục tập quán và họ cũng chính là người trực tiếp trải chuốt, “Tẳng cảu” (búi tóc lên đỉnh đầu) cho cô dâu, dặn dò cô dâu những điều hay lẽ phải trước khi về nhà chồng. 

Nghệ nhân dân tộc Thái, Lò Nhung, đến từ đoàn Văn hóa nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La cho biết: "Thường thường nhà trai sẽ xem những ngày lành, tháng tốt hoặc là giờ tốt, ví dụ như 5h sáng hoặc 7h sáng được diễn ra khoảng độ 1 đến 2 tiếng đồng hồ và nghi lễ tằng cảu xong sẽ được hai bên thống nhất giờ đón dâu và đón dâu và nhà chồng cũng trong vòng buổi sáng hoặc cùng ngày nghi lễ tằng cảu đó".

Đồ vật làm lễ Tẳng cảu cũng rất cầu kỳ, nhiều thứ nhưng trong đó nhất định phải có: 1 cái lược để chải tóc cho cô dâu, 1 bát nước lã, bên trong có: Sỏi lấy từ ba bến, búi rau mần trầu lấy từ ba vườn để nhúng vào lược chải tóc cho cô dâu.

Khi thực hiện nghi thức "Tẳng cảu", hai "me lam", hay còn gọi là chủ hôn hoặc "Nai tẳng cảu" (bà tẳng cảu), một bên nhà gái, một bên nhà trai và 2 người phục vụ sẽ đứng bên cạnh cô dâu. Một "me lam" gỡ búi tóc đằng sau của cô dâu ra, chải thật mượt để kết cùng hai bó tóc rời, khi tóc đã chải mượt thì hất ngược toàn bộ tóc đằng sau lên đỉnh đầu, một người giữ búi tóc, cuộn tròn, phần trên để tóc hơi chùng, bồng ra và chải mượt.

Nghệ nhân Lò Nhung cho biết: "Riêng một người con gái Thái đã có chồng là mình phải gìn giữ và tôn trọng nét đẹp và tôn trọng búi tóc đấy cũng như là mình đã là một người có chồng và đã được gia đình bên trai làm lễ tằng cảu đấy nên là mình phải luôn luôn trân trọng, bảo tồn bản sắc dân tộc đó".

Để trang điểm búi tóc cho đẹp và giữ tóc khỏi bị tuột, người ta dùng 1 "cà sa" là túi lưới màu đen chụp lên trên, dùng cây trâm làm bằng bạc hoặc nhôm có chiều dài từ 10-12 cm xiên qua búi tóc để giữ cho chặt. Đồng tiền bạc ở đầu cây trâm thường cho quay về phía trước hơi lệch phải, còn dây "xọi" móc vào phía đầu nhọn của cây trâm thì hơi lệch sang trái. Chiếc trâm cài trên Tẳng cảu như những ngôi sao nhỏ trên gương mặt tươi tắn, hồng hào của người phụ nữ Thái, tạo cho họ sự duyên dáng và kiêu hãnh. 

Khi tẳng cảu xong, người ta sẽ dùng 2 tay vuốt ngược tóc từ sau gáy và giắt quanh búi tóc, đảm bảo không còn sợi tóc nào vương lòe xòe xung quanh. Vừa tẳng cảu, Nai cảu khẽ hát những lời dặn dò và chúc mừng hạnh phúc cho đôi uyên ương. 

Bạn Hà Thị Vân, người dân tộc Thái, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La nói: "Đối với mình, tằng cảu của người phụ nữ, người con gái Thái rất đẹp và nó có thể phân biệt giữa người con gái chưa có gia đình và đã lập gia đình. Theo tôi, người trẻ hiện nay không có lý do gì mà không gìn giữ nét văn hóa này".

Ngay khi "Tẳng cảu" xong, bà mối sẽ gọi chú rể đến để đôi uyên ương gặp nhau, hai bên gia đình dặn dò chúc phúc cô dâu chú rể. Sau đó nhà trai có thể xin đón cô dâu về. Từ khi có "Tẳng cảu" trên đầu, cô gái ấy sẽ chính thức được coi là người phụ nữ có chồng. "Tẳng cảu" cũng là dấu hiệu phân biệt rõ nhất người phụ nữ Thái đen đã có chồng hay chưa. Người Thái đen quan niệm, không được tự ý bỏ cảu xuống, trừ khi gội đầu, nếu ai tự ý bỏ cảu mà không làm lễ xin phép thì người đó sẽ gặp những điều xui xẻo, không may mắn trong cuộc sống...

"Tẳng cảu", hay "Khửn cảu" là nét văn hoá truyền thống độc đáo của người Thái Sơn La và các tỉnh Tây Bắc. Việc coi trọng chiếc cảu trên đầu thể hiện sự tôn kính của người phụ nữ Thái đối với đấng sinh thành, tổ tiên, những người đã tạo ra họ. Đó là nét đẹp ngàn đời, cần phải được lưu truyền và gìn giữ đến mai sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Xót xa đám tang cậu học sinh Mỹ anh hùng bị bắn trong vụ xả súng
Ảnh: Xót xa đám tang cậu học sinh Mỹ anh hùng bị bắn trong vụ xả súng

VOV.VN - Cậu học sinh Garcia đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở trường Santa Fe, Texas, Mỹ, lúc cậu cố gắng cứu bạn bè trước hỏa lực của sát thủ.

Ảnh: Xót xa đám tang cậu học sinh Mỹ anh hùng bị bắn trong vụ xả súng

Ảnh: Xót xa đám tang cậu học sinh Mỹ anh hùng bị bắn trong vụ xả súng

VOV.VN - Cậu học sinh Garcia đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở trường Santa Fe, Texas, Mỹ, lúc cậu cố gắng cứu bạn bè trước hỏa lực của sát thủ.

Tẳng cẩu, nghi thức không thể thiếu trong hôn nhân của phụ nữ Thái đen
Tẳng cẩu, nghi thức không thể thiếu trong hôn nhân của phụ nữ Thái đen

VOV.VN - Trong tục cưới hỏi của người Thái đen Tây Bắc nói chung, “tẳng cẩu”- tức là búi tóc ngược lên trên đỉnh đầu là nghi thức quan trọng không thể thiếu.

Tẳng cẩu, nghi thức không thể thiếu trong hôn nhân của phụ nữ Thái đen

Tẳng cẩu, nghi thức không thể thiếu trong hôn nhân của phụ nữ Thái đen

VOV.VN - Trong tục cưới hỏi của người Thái đen Tây Bắc nói chung, “tẳng cẩu”- tức là búi tóc ngược lên trên đỉnh đầu là nghi thức quan trọng không thể thiếu.

Đào tạo và sát hạch lái xe: Không chỉ là tăng câu hỏi hay lắp camera
Đào tạo và sát hạch lái xe: Không chỉ là tăng câu hỏi hay lắp camera

VOV.VN - Việc tăng số câu hỏi lý thuyết, nâng độ khó của bộ đề thi hay lắp đặt camera tại các điểm sát hạch không thể giúp kéo giảm được tai nạn giao thông.

Đào tạo và sát hạch lái xe: Không chỉ là tăng câu hỏi hay lắp camera

Đào tạo và sát hạch lái xe: Không chỉ là tăng câu hỏi hay lắp camera

VOV.VN - Việc tăng số câu hỏi lý thuyết, nâng độ khó của bộ đề thi hay lắp đặt camera tại các điểm sát hạch không thể giúp kéo giảm được tai nạn giao thông.