Bắc Ninh yêu cầu dừng thi công điện mặt trời áp mái trong khu công nghiệp

VOV.VN - Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh yêu cầu dừng thi công tại công trường đối với các doanh nghiệp đang triển khai lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Liên quan đến việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà với mục đích tự dùng tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh này ngày vừa có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện kiểm tra, rà soát, lập danh sách báo cáo về các doanh nghiệp đã và đang triển khai đầu tư, lắp đặt điện mặt trời thuộc phạm vi khu công nghiệp của mình.

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nếu đang triển khai đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải dừng ngay thi công tại công trường.

Với các doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư, các doanh nghiệp đã lắp đặt hoàn thành, đang hoạt động điện mặt trời mái nhà phải báo cáo cụ thể về quy mô, thông số dự án, tình hình thực hiện.

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, sau khi rà soát thực tế, tình trạng một số doanh nghiệp đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà khi chưa được các cơ quan chức năng quản lý nhà nước cấp phép, tại thời điểm này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về công trình điện mặt trời mái nhà của cơ quan chức năng.

Do đó, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra yêu cầu như trên và đề nghị chủ đầu tư các khu công nghiệp và các doanh nghiệp báo cáo chi tiết bằng văn bản về Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh trước ngày 20/8/2022.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, nhà đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà phải cam kết tự chịu trách nhiệm về công trình xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn, quy định của pháp luật hiện hành, mái nhà của công trình xây dựng phù hợp với công năng, mục đích sử dụng của công trình xây dựng... để được ký hợp đồng mua bán điện.

Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến điện mặt trời tại địa phương.

“Còn nhà đầu tư phải đảm bảo thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chất lượng điện năng, an toàn điện, xây dựng, môi trường và phòng chống cháy nổ”- đại điện Điện lực Việt Nam nhấn mạnh.

Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung. Trong số này có sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn như: Canon, Samsung Electronics, Samsung Display, Amkor, Gortek.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà phát hiện nhiều sai phạm
Kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà phát hiện nhiều sai phạm

VOV.VN - Nhiều dự án điện mặt trời mái nhà có thời gian đấu nối vượt quá quy định, quá công suất hoặc chưa có giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy cũng như chưa đáp ứng về hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai…

Kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà phát hiện nhiều sai phạm

Kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà phát hiện nhiều sai phạm

VOV.VN - Nhiều dự án điện mặt trời mái nhà có thời gian đấu nối vượt quá quy định, quá công suất hoặc chưa có giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy cũng như chưa đáp ứng về hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai…

Đầu tư 14 triệu USD lắp điện mặt trời, chưa được 2 năm đã hư hỏng
Đầu tư 14 triệu USD lắp điện mặt trời, chưa được 2 năm đã hư hỏng

VOV.VN - Tại các xã biên giới Tân Trạch, Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, dự án điện mặt trời trị giá gần 14 triệu USD lắp đặt tại các thôn bản vùng khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia. Thế nhưng, hệ thống điện mặt trời này đã bị hư hỏng chỉ sau 2 năm đưa vào sử dụng.

Đầu tư 14 triệu USD lắp điện mặt trời, chưa được 2 năm đã hư hỏng

Đầu tư 14 triệu USD lắp điện mặt trời, chưa được 2 năm đã hư hỏng

VOV.VN - Tại các xã biên giới Tân Trạch, Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, dự án điện mặt trời trị giá gần 14 triệu USD lắp đặt tại các thôn bản vùng khó khăn, chưa có điện lưới quốc gia. Thế nhưng, hệ thống điện mặt trời này đã bị hư hỏng chỉ sau 2 năm đưa vào sử dụng.