Góp phần hun đúc ý chí tự cường qua hình tượng Vua Phật

VOV.VN -Vở cải lương Vua Phật là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông tưởng niệm 707 năm ngày Phật hoàng nhập niết bàn.

Sau hơn hai tháng dàn dựng, vở cải lương “Vua Phật” của nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ ra mắt khán giả Hà Nội trong 3 ngày từ 23 - 25/11/2015 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Đây là một trong những hoạt động tưởng niệm 707 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (01-11-1308, Âm lịch).

Vở cải lương “Vua Phật” là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông do Tiến sĩ Bùi Hữu Dược viết kịch bản văn học, các diễn viên trẻ, tài năng của Nhà hát Cải lương Việt Nam thể hiện.


Với tấm lòng thành kính, mặc dù là lần đầu tiên viết kịch bản cho sân khấu nói chung, cải lương nói riêng, TS Bùi Hữu Dược - tác giả kịch bản đã rất trau chuốt, cẩn trọng trong việc thực hiện và được các chuyên gia đánh giá là có nhiều kiến thức sâu sắc hơn nhiều kịch bản sân khấu đã từng xây dựng về nhân vật bởi tác giả đã có nhiều năm công tác tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Chia sẻ về điều này, TS Bùi Hữu Dược cho biết lý do thôi thúc ông viết kịch bản về Phật hoàng Trần Nhân Tông là bởi sự thiếu am hiểu lịch sử nước nhà từ nhiều người dân Việt Nam, cũng như giới trẻ ngày càng quay lưng lại thờ ơ với lịch sử...

Tác giả văn học TS Bùi Hữu Dược, Chuyển thể cải lương NGƯT Triệu Quang Vinh, đạo diễn Triệu Trung Kiên, biên tập cổ nhạc NSƯT Hoàng Đạt... Các diễn viên: Quang Khải, Minh Hải, Văn Đáng, Hoàng Tùng, Xuân Thông, Đại Dương, Văn Hiệp... 
"Nhân vật Phật hoàng Trần Nhân Tông được mệnh danh là "Vua đời - Vua đạo", một nhân cách sáng ngời trí đức, siêu quần nổi bật ở nhiều mặt: Là một nhà lãnh đạo tài ba, một nhà chính trị kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn, một lãnh tụ tôn giáo tuyệt vời, là hành giả trong pháp xuất thế, bậc Tổ sư của dòng Thiền trúc lâm riêng có ở Việt Nam còn tồn tại tới ngày nay. Tôi muốn hậu thế hiểu rõ gương hạnh, công đức của Ngài để trân quí, giữ gìn, phát huy những giá trị vô giá mà Ngài để lại, hun đúc ý chí độc lập tự cường của mỗi người dân Việt Nam góp phần xây dựng Tổ quốc vững mạnh”, TS Bùi Hữu Dược chia sẻ.

"Những câu chuyện kể về Phật Hoàng phải là những câu chuyện giản dị nhất, chân thực và nhiều xúc cảm nhất. Nhóm sáng tạo chỉ biết kể về Ngài bằng một câu chuyện thực, bằng một cái tâm trong sáng nhất trong lòng ngưỡng mộ đối với Ngài", đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trung Kiên Phát khẳng định như vậy tại cuộc họp báo giới thiệu vở kịch. "Chúng tôi không dùng thủ pháp, chúng tôi cố gắng đem rất nhiều ngôn ngữ nghệ thuật vào để cho khán giả thấy rằng ngoài một câu chuyện giản dị về Vua Phật thì họ đang được thưởng thức một "bữa tiệc chay" thông qua ngôn ngữ như ngôn ngữ mỹ thuật, múa, âm nhạc và đặc biệt là cách kể chuyện".  

Tạo hình Vua Phật do NS Quang Khải nhập vai

Nhân vật Phật hoàng Trần Nhân Tông do 2 nghệ sĩ trẻ tài năng Minh Hải (khi nhà vua còn trẻ - hồi 1) và Quang Khải (hồi 2) thể hiện. Hai nghệ sĩ cho biết để thể hiện tốt tư tưởng và thần thái nhân vật, họ đã dày công nghiên cứu cuộc đời sự nghiệp của đức Phật hoàng cũng như tìm hiểu về đạo Phật. Họ còn tham dự các khóa thiền và được các nhà sư trực tiếp giúp đỡ rất nhiều.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng vở cải lương Vua Phật là một sự kiện đặc biệt đối với Phật giáo Việt Nam, vì đây là vị vua anh minh đã xây dựng cho toàn dân một nền luân lý đạo đức học Phật giáo thật sống động và thiết thực, không bi quan, yếm thế, mở ra một cái nhìn toàn diện và tích cực trong triều đại nhà Trần.

Thượng tọa Thích Đức Thiện bày tỏ tin tưởng "sân khấu cải lương dựng Vua Phật giúp cho khán giả nói chung, Phật tử nói riêng có thêm những hiểu biết sâu sắc về danh nhân lịch sử, vị anh hùng dân tộc vua Phật Trần Nhân Tông.Tinh thần nhập thế Phật giáo sẽ giúp con người nhận thức sâu sắc về sự hiện hữu tinh thần từ bi, trí tuệ và dung nhiếp của Phật giáo. Vở diễn đã làm sáng hơn cho nhân vật đức phật, đồng thời cũng mang tới cho người xem những cảm nhận mới mẻ về triết lý của nhà phật với tư tưởng từ bi, hỉ xả".

Vở diễn được xây dựng với nguồn vốn 100% từ kinh phí xã hội hóa và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà hảo tâm cùng với sự cộng tác nhiệt thành của các sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, đoàn múa Khám Phá và cả sự hỗ trợ của các nhà sư của Học viện Phật giáo Việt Nam.

Sau khi ra mắt tại Hà Nội, vở cải lương “Vua Phật” sẽ được biểu diễn phục vụ công chúng vào ngày 11/12 (01/11 Âm lịch) tại các Trung tâm văn hóa Phật giáo, các đình, chùa trên cả nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tưởng niệm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Tưởng niệm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Đại lễ là dịp để Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đông đảo tăng ni, phật tử hiểu hơn về thời đại nhà Trần hào hùng.

Tưởng niệm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Tưởng niệm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Đại lễ là dịp để Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đông đảo tăng ni, phật tử hiểu hơn về thời đại nhà Trần hào hùng.

Lập dự án xây dựng đền thờ Trần Nhân Tông tại Sơn La
Lập dự án xây dựng đền thờ Trần Nhân Tông tại Sơn La

VOV.VN - Dự án xây dựng đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông sẽ là một điểm nhấn có giá trị về văn hoá, lịch sử, tâm linh.

Lập dự án xây dựng đền thờ Trần Nhân Tông tại Sơn La

Lập dự án xây dựng đền thờ Trần Nhân Tông tại Sơn La

VOV.VN - Dự án xây dựng đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông sẽ là một điểm nhấn có giá trị về văn hoá, lịch sử, tâm linh.

Đầu tháng 12, khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Đầu tháng 12, khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

VOV.VN - Tượng Phật hoàng được đặt tại khu An kỳ sinh, Yên Tử, với tổng kinh phí trên 750 tỷ đồng

Đầu tháng 12, khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đầu tháng 12, khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

VOV.VN - Tượng Phật hoàng được đặt tại khu An kỳ sinh, Yên Tử, với tổng kinh phí trên 750 tỷ đồng

Đại lễ 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Đại lễ 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

VOV.VN -Đại lễ tưởng niệm 705 ngày nhập niết bàn và khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông diễn ra từ 1- 3/12

Đại lễ 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Đại lễ 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

VOV.VN -Đại lễ tưởng niệm 705 ngày nhập niết bàn và khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông diễn ra từ 1- 3/12

Tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308-2012).

Tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308-2012).

Khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

VOV.VN -Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông có tư thế ngồi tĩnh tại được đặt trang trọng tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh.

Khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

VOV.VN -Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông có tư thế ngồi tĩnh tại được đặt trang trọng tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh.

“Thơ tục” xuất hiện ở ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông
“Thơ tục” xuất hiện ở ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

VOV.VN -Một bài thơ ca ngợi vị thần tình dục nổi tiếng của Trung Hoa - Vu Sơn Vu Giáp lại được viết lên một đôi lộc bình đặt ở chính điện chùa Vân Tiêu, Yên Tử...

“Thơ tục” xuất hiện ở ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

“Thơ tục” xuất hiện ở ngay chính điện thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

VOV.VN -Một bài thơ ca ngợi vị thần tình dục nổi tiếng của Trung Hoa - Vu Sơn Vu Giáp lại được viết lên một đôi lộc bình đặt ở chính điện chùa Vân Tiêu, Yên Tử...

Chùa Sùng Phúc đón Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Chùa Sùng Phúc đón Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

(VOV) -Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Hà Nội) là nơi thứ ba được vinh dự đón Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Chùa Sùng Phúc đón Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Chùa Sùng Phúc đón Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

(VOV) -Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Hà Nội) là nơi thứ ba được vinh dự đón Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Thếp 1,5 cây vàng lên bức tượng Trần Nhân Tông
Thếp 1,5 cây vàng lên bức tượng Trần Nhân Tông

VOV.VN - Bức tượng do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng và làng dát vàng Kiêu Kị cùng thực hiện nhân dịp Festival Huế 2014.

Thếp 1,5 cây vàng lên bức tượng Trần Nhân Tông

Thếp 1,5 cây vàng lên bức tượng Trần Nhân Tông

VOV.VN - Bức tượng do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng và làng dát vàng Kiêu Kị cùng thực hiện nhân dịp Festival Huế 2014.

Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa
Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của Đức vua Trần Nhân Tông, vở Cải lương “Vua Phật” được dàn dựng và ra mắt đông đảo công chúng.

Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa

Dựng vở cải lương về vua Trần Nhân Tông bằng nguồn vốn xã hội hóa

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của Đức vua Trần Nhân Tông, vở Cải lương “Vua Phật” được dàn dựng và ra mắt đông đảo công chúng.

Chuẩn bị đúc Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Chuẩn bị đúc Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Công tác chuẩn bị thực hiện bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nặng hơn 100 tấn tại đỉnh An Kỳ Sinh, khu di tích Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh đang được gấp rút triển khai.

Chuẩn bị đúc Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chuẩn bị đúc Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Công tác chuẩn bị thực hiện bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nặng hơn 100 tấn tại đỉnh An Kỳ Sinh, khu di tích Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh đang được gấp rút triển khai.