G.S Hoàng Minh Giám: Trọn đời cống hiến cho phát triển văn hóa

VOV.VN -Trong 22 năm giữ trọng trách đứng đầu Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Sáng nay (31/10), tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tọa đàm nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư Hoàng Minh Giám – Bộ trưởng Bộ Văn hóa (4/11/1904 – 4/11/2014).

Giáo sư Hoàng Minh Giám là người đã trọn đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự phát triển văn hóa và giáo dục của đất nước. Là một trí thức có lòng yêu nước sâu sắc, học vấn uyên bác, có nhiều đóng góp lớn lao trong nhiều lĩnh vực hoạt động của quốc gia, ông là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học và khoa bảng, ngay từ những năm sinh viên, Giáo sư đã tham gia tích cực vào các phong trào cách mạng, các hoạt động chống thực dân Pháp. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông đã vinh dự được cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua bao khó khăn, gian khổ để xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám (ngoài cùng bên phải). Ảnh tư liệu/Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Trong cuộc đời hoạt động của mình, Giáo sư Hoàng Minh Giám đã đảm đương nhiều trọng trách do Đảng và Nhà nước giao phó như: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa… Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia nhiều hoạt động giáo dục, xã hội và đoàn thể khác.

Về những đóng góp của Giáo sư Hoàng Minh Giám trong lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Trong 22 năm giữ trọng trách đứng đầu Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bộ trưởng đã chỉ đạo các hoạt động của ngành đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt, có thể nói thành tựu trong chỉ đạo xây dựng nếp sống mới, đẩy lù các hủ tục của chế độ phong kiến, thực dân là bài học thực tiễn sâu sắc, có giá trị lý luận để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và áp dụng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đoàn Bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia thăm Việt Nam
Đoàn Bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia thăm Việt Nam

Chiều 17/6, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp đoàn Bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia do Bộ trưởng Him Chhem dẫn đầu.

Đoàn Bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia thăm Việt Nam

Đoàn Bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia thăm Việt Nam

Chiều 17/6, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp đoàn Bộ Văn hóa Nghệ thuật Campuchia do Bộ trưởng Him Chhem dẫn đầu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai công tác năm 2013
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai công tác năm 2013

(VOV) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác năm 2013.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai công tác năm 2013

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai công tác năm 2013

(VOV) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác năm 2013.

Tiếp nhận hiện vật, tư liệu của Bộ Văn hóa Thái Lan tặng
Tiếp nhận hiện vật, tư liệu của Bộ Văn hóa Thái Lan tặng

VOV.VN - Các hiện vật và tư liệu sẽ được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sử dụng trong những hoạt động thích hợp phục vụ công chúng.

Tiếp nhận hiện vật, tư liệu của Bộ Văn hóa Thái Lan tặng

Tiếp nhận hiện vật, tư liệu của Bộ Văn hóa Thái Lan tặng

VOV.VN - Các hiện vật và tư liệu sẽ được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sử dụng trong những hoạt động thích hợp phục vụ công chúng.