Hàng ngàn người chen chân chứng kiến lễ rước 17 “ông lợn” tại làng La Phù

VOV.VN - 17 "ông lợn" đã được tuyển chọn kỹ càng từ khắp các thôn xóm trong làng La Phù, trong đó "ông lợn" nặng nhất lên đến gần 270kg.

Theo phong tục của làng La Phù, hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng là người dân lại mang lợn ra đình để dâng tế Thành Hoàng. 
Lễ hội rước “ông lợn" là nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. 
Ngay từ cuối giờ chiều ngày 18/2 (tức 13 tháng Giêng Âm lịch), các con đường, ngõ, xóm trong làng La Phù đã rộn ràng tiếng trống chiêng.
Các “ông lợn” và lễ vật được rước qua các làng, ngõ trong xóm trong tiếng trống rộn ràng, hướng về phía đình để chuẩn bị cho lễ tế.
Năm nay, 17 "ông lợn" đã được tuyển chọn kỹ càng từ khắp các thôn xóm trong làng La Phù. "Ông lợn" được mang tế có cân nặng nặng nhất lên tới gần 270kg.
Trẻ em được người lớn cõng để có thể ngắm nhìn những khung cảnh hết sức náo nhiệt của lễ hội.
Trong quá trình rước các "ông lợn" về đình, mỗi thôn xóm còn biểu diễn những màn múa sư tử đẹp mắt và sôi động.
 
Rất đông người dân làng La Phù và du khách thập phương tập trung ở đình để xem lễ rước và cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn cho bản thân và gia đình.
Khuôn viên đình làng La Phù. Nơi đây sẽ là điểm dừng chân của các "ông lợn".
Đúng 21h00, các "ông lợn" được người dân làng La Phù rước vào phía trong đình theo sự chỉ dẫn của BTC và các cụ cao niên trong làng,
 
Các "ông lợn" tiến vào phía trong đình.
Do sức nặng của các "ông lợn" nên những người tham gia rước thường là các thanh niên trai tráng của từng thôn xóm của làng La Phù.
 Điều đặc biệt, chỉ có 6 xóm được chọn sẽ rước "ông lợn" của xóm mình vào tận phía sâu trong cung chính. 11 "ông lợn" còn lại sẽ được đặt ngay ngắn tại gian ngoài.
Các “ông lợn” được trang trí bằng nhiều phụ kiện sặc sỡ, bắt mắt như tai giả, mắt giả, mũi giả...
Người La Phù quan niệm, “ông lợn” càng to, càng đẹp thì càng thể hiện được lòng thành của mình.
Ngay sau lễ rước, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2h sáng hôm sau.  Sau lễ tế, các xóm sẽ khiêng lợn trở lại nhà và đến sáng sẽ bắt đầu chia lợn cho các hộ gia đình./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“
Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“

VOV.VN - Tại lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội), đoàn rước kiệu "vua, chúa" sống tưng bừng, náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“

Lễ hội đền Sái tưng bừng với màn rước “Vua sống”, “Chúa sống“

VOV.VN - Tại lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội), đoàn rước kiệu "vua, chúa" sống tưng bừng, náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Người dân La Phù tưng bừng rước “Ông lợn” 200kg trong đêm
Người dân La Phù tưng bừng rước “Ông lợn” 200kg trong đêm

VOV.VN - Lễ rước “Ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù.

Người dân La Phù tưng bừng rước “Ông lợn” 200kg trong đêm

Người dân La Phù tưng bừng rước “Ông lợn” 200kg trong đêm

VOV.VN - Lễ rước “Ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù.