Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016

VOV.VN - Điểm nhấn của Liên hoan lần này là tái hiện không gian làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng.

Chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2016), hưởng ứng “Chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2016”, tối nay (29/09), tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, khai mạc “Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam 2016”.

Các đại biểu cắt băng Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2016.

Liên hoan năm nay có chủ đề “Hà Nội – Tinh hoa nghề truyền thống”, được kỳ vọng là hoạt động văn hóa, du lịch góp phần giới thiệu, bảo tồn, tôn vinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch của thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong cả nước. Liên hoan có sự tham gia của các làng nghề, nghệ nhân thợ thủ công của Hà Nội. 

Trong những ngày diễn ra sẽ có nhiều hoạt động như: Trưng bày triển lãm; hội thảo “Làng nghề Việt Nam gắn với phát triển du lịch và hội nhập quốc tế”; lễ rước tôn vinh các tổ nghề, nghệ nhân nghề; hoạt động văn hóa nghệ thuật; trải nghiệm làm sản phẩm thủ công truyền thống; trò chơi dân gian; chương trình du lịch chuyên đề phố nghề, làng nghề của Hà Nội.

Điểm nhấn của Liên hoan lần này là tái hiện không gian làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng, khu thao diễn tay nghề với sự tham gia của các nghệ nhân từ 7 làng nghề tiêu biểu, khu triển lãm ảnh và tư liệu các làng nghề truyền thống cùng không gian nghệ thuật sắp đặt từ các sản phẩm làng nghề, phố nghề…

Nghệ nhân ưu tú Đức Khoa, Phó Chủ tịch Hội thêu ren thành phố Hà Nội tham gia Liên hoan lần này nói: "Tâm huyết làm nghề cả năm mong muốn đưa ra những ý tưởng và những sản phẩm để đến những ngày này đem khoe, giới thiệu với tất cả mọi người. Qua đây, tôi cũng tìm được thị hiếu của khách hàng, tìm được các đối tác hoặc là những các khách hàng có yêu cầu mà đặt hàng của chúng tôi cũng mở rộng thêm công việc cho cơ sở sản xuất của mình".

Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam là sự kiện được tổ chức thường niên, góp phần tôn vinh và bảo tồn phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội, các tỉnh, thành phố. Đây còn là cơ hội cho các làng nghề truyền thống gặp gỡ, kết nối các doanh nghiệp du lịch hình thành lên các tour tuyến phù hợp nhằm củng cố, kết nối sự phát triển của du lịch với hoạt động bảo tồn văn hoá.

Ông Quý nói: "Liên hoan du lịch làng nghề năm nay đã có sự đổi mới nhất định, để theo kịp sự vận động phát triển và hướng đến nhu cầu khách du lịch. Đây là sản phẩm sự phối hợp hiệu quả của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là một trong những hình mẫu cho sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và địa phương để cùng chung tay góp sức cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung".

Các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

Bên cạnh hoạt động quảng bá làng nghề, các công ty du lịch sẽ giới thiệu đến du khách các chương trình đến thăm làng nghề hấp dẫn, với mức giá giảm tới 30%.

Khách tham quan cũng có thể tham gia các hoạt động bên lề như: Múa rối nước, rối cạn, thư pháp, ca trù, kéo co, cờ người… hay thưởng thức đặc sản 3 miền ở khu ẩm thực.

Trong khuôn khổ Liên hoan còn diễn ra các hoạt động khác như: trao tặng giải thưởng cho các làng nghề truyền thống, doanh nghiệp có sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế đẹp, ý nghĩa, chất lượng cao, các chương trình du lịch chuyên đề về phố nghề, làng nghề Hà Nội....

Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam 2016 diễn ra từ hôm nay đến 2/10 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng nghề bánh in An Lạc vào Tết
Làng nghề bánh in An Lạc vào Tết

VOV.VN -Cuối năm, làng nghề bánh in đậu xanh ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lại rộn ràng tiếng gõ làm bánh.

Làng nghề bánh in An Lạc vào Tết

Làng nghề bánh in An Lạc vào Tết

VOV.VN -Cuối năm, làng nghề bánh in đậu xanh ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) lại rộn ràng tiếng gõ làm bánh.

Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên
Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

VOV.VN -Chương trình Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên, diễn ra từ 18 - 23/3 tại tỉnh Kon Tum, sẽ có gần 600 nghệ nhân tham gia.

Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

VOV.VN -Chương trình Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên, diễn ra từ 18 - 23/3 tại tỉnh Kon Tum, sẽ có gần 600 nghệ nhân tham gia.

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang
Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

VOV.VN - Liên hoan hát quan họ Bắc Giang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23 tới ngày 26/3, là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh di sản hát quan họ.

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

VOV.VN - Liên hoan hát quan họ Bắc Giang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23 tới ngày 26/3, là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh di sản hát quan họ.

Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu

VOV.VN -Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian nhằm ghi nhận những đóng góp quan trọng của các thanh đồng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu

VOV.VN -Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian nhằm ghi nhận những đóng góp quan trọng của các thanh đồng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Mưu sinh ở làng nghề truyền thống Trung thu
Mưu sinh ở làng nghề truyền thống Trung thu

VOV.VN - Những nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu truyền thống đang chịu gánh nặng mưu sinh, chỉ để kiếm 300 đồng tiền lãi từ mỗi món đồ chứa đầy tâm huyết.

Mưu sinh ở làng nghề truyền thống Trung thu

Mưu sinh ở làng nghề truyền thống Trung thu

VOV.VN - Những nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu truyền thống đang chịu gánh nặng mưu sinh, chỉ để kiếm 300 đồng tiền lãi từ mỗi món đồ chứa đầy tâm huyết.