Tuyển dụng sau Tết ở TP.HCM có nhiều khởi sắc

VOV.VN - Sau Tết, nhiều nhà máy tại TP.HCM đẩy mạnh tuyển dụng để bù đắp nhân sự thiếu hụt hoặc có đơn hàng phục hồi. Các doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ mới để thu hút và tìm kiếm những ứng viên đa năng khi đảm đương, tiếp nhận công việc mới. Điều này mang lại những cơ hội cho người mất việc trong đợt cắt giảm năm trước.

Bổ sung nhân lực mở rộng sản xuất

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Tân Quang Minh (Bidrico) nhận định, người lao động nghỉ việc sau Tết là chuyện rất bình thường. Nguyên nhân có thể là do vướng bận hoàn cảnh gia đình, chăm sóc cha mẹ hoặc kết hôn; hoặc một số địa phương cũng phát triển khu công nghiệp, các mảng dịch vụ lao động khác phát sinh nên nhiều người ở lại địa phương…. Hằng năm, công ty cũng hao hụt khoảng 5% lực lượng trực tiếp sản xuất.

Riêng trong năm 2023, Bidrico quyết tâm đẩy mạnh doanh số lên gấp đôi so với năm 2022, do đó ngay từ bây giờ, công ty phải tính tới tuyển dụng nhân sự mới. Hiện, người lao động phải sản xuất 3 ca/ngày để kịp đơn hàng xuất khẩu nên cần thêm 110 người để đáp ứng đơn hàng đã ký với các đối tác. Ngoài mức lương khởi điểm trên 7,5 triệu đồng/tháng, người lao động tuyển mới được hưởng thêm chế độ phúc lợi, được đào tạo để nâng cao tay nghề.

Ông Nguyễn Đặng Hiến nói:  “Nhu cầu tuyển dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất của chúng tôi cần tăng thêm 30% nữa. Đối với những người mất việc trong thời gian qua ở các ngành nghề như ngành may, da giày, đồ gỗ chúng tôi có thể tiếp nhận nếu họ có nhu cầu đến làm việc bất cứ lúc nào”.

Còn tại Công ty Furukawa Automotive Parts Viet Nam (FAPV), Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM (chuyên lắp ráp bộ dây điện xe hơi), để mở rộng sản xuất và bù đắp lao động nghỉ việc trước Tết, công ty cũng đang cần tuyển 200 công nhân nữ, độ tuổi 18 đến 40 tuổi. Ngoài mức thu nhập đưa ra từ 8-10 triệu đồng/tháng đối với người mới, còn có ký túc xá, xe đưa đón công nhân lao động. Riêng những người mới ở tỉnh lên, công ty sẽ trả toàn bộ chi phí đi lại. Để nhanh chóng tuyển đủ chỉ tiêu, doanh nghiệp còn thuê thêm dịch vụ cung ứng lao động tìm nguồn.

Trong lĩnh vực may mặc, có công ty TNHH may mặc Kim Hồng ở Khu chế xuất Linh Trung 2, thành phố Thủ Đức cũng treo bảng tuyển dụng 300 lao động phổ thông; 3 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực may mặc như Công ty May Nhà Bè, An Phước và Việt Tiến cũng có nhu cầu tuyển tổng cộng 2.000 công nhân.

 Còn Công ty TNHH WooYang ViNa II ở Quận 12 cho biết, vài ngày qua, lượng công nhân đến nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng khá nhiều. Riêng ngày 3/2, chỉ trong khung giờ 7-9h sáng, đã có 20 người đến ứng tuyển, cao nhất từ trước đến nay. Do đó, từ thiếu 150 người, nay công ty chỉ cần tuyển 100 lao động nữa, trong đó 70% là ở vị trí công nhân may.

 Lạc quan nhưng chưa bùng nổ

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) nhận định, năm 2023 TP.HCM cần khoảng 300.000 - 320.000 lao động. Trong đó, quý 1 cần khoảng 79.000 - 87.000 lao động, quý 2 khoảng 72.500 - 75.500 lao động, quý 3 khoảng 73.000 - 76.000 lao động và quý 4 cần 75.500 - 81.500 người. Theo FALMI, gần 70% nhu cầu tuyển mới trong năm 2023 tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ, nhu cầu của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30%. Nếu phân loại theo trình độ chuyên môn, nhu cầu nhân lực có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm gần 38%. Khu vực ngoài nhà nước chiếm gần 90% nhu cầu tuyển dụng.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội TP.HCM cho biết, hiện nay, hệ thống dịch vụ việc làm của TP.HCM khá đông đúc. Ngoài đơn vị nhà nước là Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc sở và Trung tâm Việc làm thanh niên thuộc Thành Đoàn TP.HCM, còn có hơn 120 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố, đang kết nối cung cầu lao động giữa các doanh nghiệp:  “Chúng tôi sẽ tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết hợp trực tiếp đối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên để các địa phương này kết nối với những lao động còn ở lại, chưa tìm được việc. Để kết nối với các doanh nghiệp Thành phố. Khi họ quay lại TP.HCM thì tiếp cận ngay được với công việc”.

Bà Trần Minh Ngọc, Giám đốc Việc Làm Tốt cho biết, hằng năm, nhu cầu tuyển dụng và tìm việc sau Tết Nguyên đán đều tăng cao từ 20% đến 40% so với quý cuối cùng của năm trước đó. Năm nay, nhu cầu tuyển dụng ở tất cả ngành hàng vẫn sẽ tăng sau Tết nhưng mức tăng trưởng sẽ không cao như những năm trước. Khối ngành sản xuất và dịch vụ thương mại bán lẻ cho thị trường nội địa dự báo tình hình sẽ lạc quan.

Bà Ngọc cho rằng, thị trường thế giới nhiều biến động khiến doanh nghiệp sẽ cân nhắc chi tiêu, tối ưu hóa chi phí: “Đối với nhóm ngành công nhân, mà đặc biệt là ở thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ chủ yếu ưu tiên giữ chân người lao động có tay nghề cao, xử lý các đơn hàng họ đang có. Ở thị trường nội địa cũng có lạc quan hơn, tuy nhiên không quá nhiều dấu hiệu tích cực để có thể nói rằng có sự tăng trưởng tích cực về tuyển dụng trong Quý 1 năm nay”.

Cũng theo nhận định của nhà tuyển dụng, giới thiệu việc làm, hiện nhiều ngành vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới, do đó có doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chi phí nhân sự, thu hẹp sản xuất, việc tuyển mới cũng không nhiều ồ ạt. Vì vậy, người lao động có nhu cầu tìm hoặc nhảy việc cần cân nhắc để có lựa chọn phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn
Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

VOV.VN - Sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, gần 1.500 doanh nghiệp với khoảng 95% công nhân, người lao động tại 16 khu công nghiệp ở Long An trở lại làm việc. Trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, tỉnh Long An tiếp tục triển khai một số phương án hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động bị mất việc.

Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

VOV.VN - Sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, gần 1.500 doanh nghiệp với khoảng 95% công nhân, người lao động tại 16 khu công nghiệp ở Long An trở lại làm việc. Trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, tỉnh Long An tiếp tục triển khai một số phương án hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động bị mất việc.

Ra bến xe tuyển dụng, ngăn “cò” lừa người lao động
Ra bến xe tuyển dụng, ngăn “cò” lừa người lao động

VOV.VN - Nhằm hạn chế tình trạng “cò” giăng bẫy người lao động, những ngày đầu năm Quý Mão năm 2023, các doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm ở TP.HCM đã đến các bến xe lớn trên địa bàn để trực tiếp tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Ra bến xe tuyển dụng, ngăn “cò” lừa người lao động

Ra bến xe tuyển dụng, ngăn “cò” lừa người lao động

VOV.VN - Nhằm hạn chế tình trạng “cò” giăng bẫy người lao động, những ngày đầu năm Quý Mão năm 2023, các doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm ở TP.HCM đã đến các bến xe lớn trên địa bàn để trực tiếp tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023

VOV.VN - Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.

Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023

Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023

VOV.VN - Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.