Kỷ niệm 60 năm ngành Xuất bản -In và Phát hành sách Việt Nam

(VOV) -Sáng 18/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông Tin và Truyền Thông tổ chức kỷ niệm 60 năm ngành Xuất bản-In và Phát hành sách Việt Nam. 

Cách đây 60 năm, ngày 10 tháng 10 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh 122, thành lập Nhà in Quốc gia, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Xuất bản- In- Phát hành sách Việt Nam.

Ngay từ khi mới thành lập, công tác xuất bản đã trở thành vũ khí sắc bén của chính quyền cách mạng, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đấu tranh chống các luận điệu phản động của đế quốc và tay sai. Khi đất nuớc bước vào thời kỳ đổi mới, ngành xuất bản đã có nhiều cải tiến trong hoạt động, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Thành tựu lớn nhất của ngành Xuất bản trong 60 năm qua là từ chỗ thiếu sách, toàn ngành đã phấn đấu cung cấp đủ sách phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội với chất lượng nội dung và hình thức trình bày ngày càng cao, góp phần nâng cao dân trí.

Năm 2011, số sách được xuất bản lên tới gần 30.000 cuốn, với gần 300 triệu bản, nâng mức hưởng thụ về sách là 3,4 bản/ người/năm. Đến nay, cả nuớc ta có 64 nhà xuất bản, khoảng 1500 cơ sở in công nghiệp. Hợp tác quốc tế về xuất bản, in, phát hành sách được tăng cường và mở rộng với các nuớc trong khu vực và các tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là hợp tác toàn diện với Lào, Campuchia.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền thông Đỗ Quỹ Doãn nêu rõ: “Những tiến bộ và thành tựu của ngành xuất bản, trước hết nhờ vào sự lãnh đạo và quan tâm của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để toàn ngành vươn lên làm trọn nhiệm vụ của người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Toàn ngành phải phát huy truyền thống, ra sức đoàn kết, khắc phục những mặt yếu kém để đảm bảo hài hòa hai nhiệm vụ là nhiệm vụ phục vụ chính trị và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao cả về chính trị-xã hội và kinh tế...”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

In lậu sẽ “giết chết” ngành xuất bản chân chính?
In lậu sẽ “giết chết” ngành xuất bản chân chính?

Việc sửa đổi Luật Xuất bản kịp thời, đúng đắn sẽ góp phần ngăn chặn vấn nạn in lậu, làm giả giấy tờ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

In lậu sẽ “giết chết” ngành xuất bản chân chính?

In lậu sẽ “giết chết” ngành xuất bản chân chính?

Việc sửa đổi Luật Xuất bản kịp thời, đúng đắn sẽ góp phần ngăn chặn vấn nạn in lậu, làm giả giấy tờ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…