Lâm Phen - Người nỗ lực bảo tồn nghệ thuật truyền thống Khmer Nam bộ

VOV.VN -Ông Lâm Phen chế tác nhạc cụ và mặt nạ, mão là đạo cụ cần thiết trong nghệ thuật múa dân tộc, sân khấu truyền thống Khmer Nam bộ.

Tại Ngày hội vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần này, ông Lâm Phen được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Trà Vinh giới thiệu là người có công trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa Khmer Nam bộ đang có nguy cơ bị mai một. Công việc hiện tại của ông Lâm Phen là chế tác nhạc cụ và mặt nạ, mão là đạo cụ cần thiết trong nghệ thuật múa dân tộc, sân khấu truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ.

Hiện thực hóa niềm đam mê

Chúng tôi đến thăm nghệ nhân Lâm Phen tại ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ở đây, ông Lâm Phen có một xưởng mộc nhỏ chế tác mặt nạ, mão dùng trong nghệ thuật múa dân vũ và sân khấu truyền thống của đồng bào Khmer. Xưởng không có nhiều người làm, chỉ có ông và một người anh họ lặng lẽ và cần mẫn suốt ngày với cả núi công việc theo đơn đặt hàng của các chùa và các đoàn nghệ thuật lớn, nhỏ.


Nghệ nhân Lâm Phen

Sản phẩm từ xưởng của ông Lâm Phen là những nhạc cụ đàn dây trong dàn nhạc dân tộc Khmer tinh xảo từ đàn Trô u, Trô sô đến đàn Khưm, trống và đặc biệt là các loại mặt nạ, mão vua chúa - đạo cụ không thể thiếu trong nghệ thuật múa cổ điển Rô băm, ca kịch dù kê và múa dân gian với trống Sa dzăm. Ông Lâm Phen, năm nay 57 tuổi và đã bắt đầu công việc chế tác hiện vật văn hóa Khmer, đạo cụ cho nghệ thuật truyền thống từ những năm 1990.

Ông cho biết: đây là công việc hiện thực hóa niềm đam mê từ thời nhỏ của mình: “Tôi có lòng đam mê, đi theo ông già coi hát rằm á. Đi rồi có sự thích thú trong lòng, rồi về hồi nhỏ cứ tự làm cho có chơi vậy. Sau này có cơ hội làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, khi rảnh rỗi, tui qua nhà nghệ nhân gần đơn vị học những kỹ thuật cho có để sau này có thể thì mình làm”.


Mặt nạ dùng trong múa Sa zăm

Để chế tác nhạc cụ thì phải có trình độ âm nhạc nhất định để thẩm âm, còn để chế tác đạo cụ là mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu truyền thống thì phải am hiểu tích tuồng, các tuyến nhân vật trong truyện kể Phật giáo và truyện cổ Riêm kê… Vậy ai là người cung cấp ý tưởng và thẩm âm giúp nghệ nhân Lâm Phen?

Đem thắc mắc này hỏi ông thì được biết: vì đam mê nên nghệ nhân đã tự học hỏi, tìm hiểu các loại hình sân khấu để phân tuyến nhân vật mà chế tác mặt nạ. Còn với nhạc cụ thì ông cũng học chơi thành thạo tất cả các loại đàn dây, hộp gỗ trong dàn nhạc truyền thống Khmer. Không phải là ngón đờn chuyên nghiệp, nhưng ông Lâm Phen có đủ kinh nghiệm và khả năng thẩm âm, sau đó, các nhạc sĩ, nhạc công của đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh giúp ông thêm rất nhiều.

Theo đề nghị của chúng tôi, ông Lâm Phen lấy cây đàn Khưm vừa chế tác khảy một giai điệu ngẫu hứng. Cầm trên tay chiếc mặt nạ chằn và khỉ Hanoman – 2 nhân vật không thể thiếu trong sân khấu truyền thống Khmer và cả trong các điệu dân vũ đường phố, chúng tôi liên tưởng ngay tới mặt nạ ông địa, đầu lân của người Kinh và người Hoa.


Mão và mặt nạ dùng trong kịch múa cổ điển Rô băm

Ông Lâm Phen cho biết: các công đoạn chế tác cũng tương tự như vậy, nhưng sau này ông chế khuôn bằng xi măng, đắp giấy bồi nhiều lớp nên làm nhanh hơn, bền hơn và giá thành cũng rẻ hơn. Tôi hỏi: lâu hư như vậy thì làm sao ông đủ việc để làm. Câu trả lời là: không những ông Lâm Phen cùng 2 con theo nghề và người anh họ có việc làm thường xuyên mà thu nhập khá ổn định và sống được vì ít ai chịu ngồi chau chuốt, tỉ mỉ, nghiên cứu để làm loại sản phẩm này.

Đặc biệt, những năm gần đây, các chùa, xóm ấp có đông bà con Khmer sinh sống được Đảng, Nhà nước quan tâm đến đời sống văn hóa và bảo tồn nghệ thuật truyền thống nên phong trào văn nghệ phát triển rất mạnh ở tất cả các điểm chùa. Để phục vụ hội thi, hội diễn, lễ hội, nghi lễ Phật giáo…, nhiều điểm chùa tại Trà Vinh và các tỉnh lân cận cũng đặt hàng ông chế tác hiện vật văn hóa.

“Nghề này là nghề chính của tôi rồi, không phải là nghề phụ, vừa là đam mê rồi vừa cuộc sống cũng yên ổn. Nhờ Đảng và Nhà nước phát triển văn hóa các dân tộc, bây giờ có cái tranh đua, nhất là múa, múa dân gian, múa cổ diển chẳng hạn. Như vậy, các đoàn đều đầu tư, người biên đạo sáng tác những bài khác, khác, khác… Như vậy, các loại mão khác nhau, không phải chỉ có mão của Rô băm (Riêng kê) không, còn có các loại mão như chim đại bàng, bất cứ cái gì mới người ta biên đạo và lại đặt tôi làm tôi đều làm hết”- Ông Lâm Phen cho biết.

Chuyên gia về văn hóa

Với công việc ý nghĩa, đức tính cần cù, dạy 8 con đều trưởng thành nên người nên chính quyền và người dân ở ấp Ba Se A đều coi ông Lâm Phen là chuyên gia về văn hóa. Mọi công việc từ trang trí bàn lễ l khi vào hội hay có sự kiện lớn nhỏ nào, người ta đều nhờ đến ông và tin tưởng chắc chắc ông sẽ hoàn thành xuất sắc.


Trong dù kê, vai chằn dùng mão còn mặt nạ vẽ trực tiếp lên mặt

Anh Lê Đắc Thắng – cán bộ ban nhân dân ấp Ba Se cho biết: “Anh Lâm Phen rất nhiệt tình, anh trang trí cho tất cả lễ hội của đồng bào dân tộc bị vì ở vùng này hết khoảng 90% là đồng bào dân tộc. Nếu địa phương cần gì thì anh Lâm Phen rất nhiệt tình. Rồi anh hòa đồng, sống với đồng bào, anh em ở đây hết sức gương mẫu. Nhiệm kỳ trước anh là thanh tra nhân dân của ấp, đợt này đồng chí cũng vẫn cộng tác với địa phương, lại tiếp tục ứng cử thanh tra nhân dân”.


Lâm Phen và công việc chế tác đạo cụ sân khấu Khmer

Dù gặp nhiều khó khăn và đang có nguy cơ mai một do thiếu lực lượng trẻ kế thừa, nhưng nghệ thuật truyền thống Khmer Nam bộ vẫn đang được các nghệ nhân tâm huyết, giỏi nghề như ông Lâm Phen tiếp tục lưu giữ và truyền dạy cho con cháu. Ông Lâm Phen sẽ đến tham dự ngày hội văn hóa thể thao du lịch vùng đống bào Khmer Nam bộ và bằng tay nghề của mình, ông sẽ giới thiệu đến công chúng về nghệ thuật truyền thống Khmer qua những chiếc mặt nạ đạo cụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày hội văn hóa Khmer Nam Bộ sẽ có nhiều nét mới
Ngày hội văn hóa Khmer Nam Bộ sẽ có nhiều nét mới

VOV.VN - Nhiều hoạt động phong phú, đa dạng sẽ được diễn ra nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ.

Ngày hội văn hóa Khmer Nam Bộ sẽ có nhiều nét mới

Ngày hội văn hóa Khmer Nam Bộ sẽ có nhiều nét mới

VOV.VN - Nhiều hoạt động phong phú, đa dạng sẽ được diễn ra nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ.

Lễ hội văn hóa vùng đồng bào Khmer Nam Bộ
Lễ hội văn hóa vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Lễ hội lần thứ 5 này được tổ chức tại khu Công nghiệp Xuân Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ ngày 1 - 5/12/2011.

Lễ hội văn hóa vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Lễ hội văn hóa vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Lễ hội lần thứ 5 này được tổ chức tại khu Công nghiệp Xuân Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ ngày 1 - 5/12/2011.

Nét mới trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ
Nét mới trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Ngoài các hoạt động truyền thống còn có triển lãm, trưng bày ảnh về đồng bào các dân tộc đã đoạt giải; trình diễn trang phục của 54 dân tộc.

Nét mới trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Nét mới trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Ngoài các hoạt động truyền thống còn có triển lãm, trưng bày ảnh về đồng bào các dân tộc đã đoạt giải; trình diễn trang phục của 54 dân tộc.

Đua bò trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ
Đua bò trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Ngày hội hòa chung không khí đoàn kết của 54 dân tộc anh em thể hiện những nét đặc sắc văn hóa góp phần da dạng nên văn hóa Việt Nam.

Đua bò trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Đua bò trong Ngày hội văn hóa Khmer Nam bộ

Ngày hội hòa chung không khí đoàn kết của 54 dân tộc anh em thể hiện những nét đặc sắc văn hóa góp phần da dạng nên văn hóa Việt Nam.

Về miền Tây, nghe hát dân ca Khmer Nam Bộ
Về miền Tây, nghe hát dân ca Khmer Nam Bộ

VOV.VN - Những lần vào làm giám khảo thi hát dân ca khu vực phía Nam, tôi được bổ sung thêm kiến thức về các thể loại văn hóa văn nghệ dân gian miền Tây.

Về miền Tây, nghe hát dân ca Khmer Nam Bộ

Về miền Tây, nghe hát dân ca Khmer Nam Bộ

VOV.VN - Những lần vào làm giám khảo thi hát dân ca khu vực phía Nam, tôi được bổ sung thêm kiến thức về các thể loại văn hóa văn nghệ dân gian miền Tây.