Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

(VOV) - Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944.


Bia di tích tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Ảnh: QĐND).


Sau khi xem xét đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng về việc lập hồ sơ di tích: Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là di tích Quốc gia đặc biệt, Bộ VH-TT&DL yêu cầu tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cơ quan chức năng lập hồ sơ Khu di tích. Đây sẽ là cơ sở để Bộ VH-TT&DL xin ý kiểm thẩm định của Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia vào tháng 7 tới.

Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình. Nơi đây, ngày 22/12/1944, đã diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng - thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay. Khu di tích là một khu rừng già rộng 201,7 ha, cách thị trấn Nguyên Bình 18 km theo Tỉnh lộ 202.

Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia từ năm 1994 và đã được đầu tư xây dựng các hạng mục như: Đầu tư xây dựng 2 nhà nghỉ của 34 chiến sĩ sau khi đội được thành lập; Bia đá trên đỉnh Slam Cao - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân quan sát trước khi đánh đồn Phai Khắt; 505 bậc bê tông từ nơi thành lập lên đỉnh Slam Cao; nhà bia Trung tâm - nơi ghi dấu buổi lễ thành lập; bức phù điêu bằng đá khắc ghi hình ảnh của 34 chiến sĩ tuyên thệ dưới lá cờ Tổ quốc trong buổi lễ thành lập; nhà đón tiếp khách tham quan di tích và các hạng mục công trình phụ trợ khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Giải phóng quân”
“Giải phóng quân”

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có một gia tài tác phẩm đồ sộ. Nhiều bài hát của ông in dấu ấn sâu đậm trong trái tim nhiều thế hệ, trong đó có bài “Giải phóng quân”. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng “Giải phóng quân” vẫn không hề xưa cũ…

“Giải phóng quân”

“Giải phóng quân”

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có một gia tài tác phẩm đồ sộ. Nhiều bài hát của ông in dấu ấn sâu đậm trong trái tim nhiều thế hệ, trong đó có bài “Giải phóng quân”. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng “Giải phóng quân” vẫn không hề xưa cũ…