Lý Thái Tổ và vị thần hộ quốc

Theo nhiều chuyên gia, vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn thiên niên kỷ, đã Việt hóa một vị thần tài có nguồn gốc Ấn Độ trở thành vị thần hộ quốc Thánh Gióng.

Hội Gióng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.  Theo các nhà nghiên cứu, bao quanh huyền thoại Gióng có vô số chuyện kể dân gian. Song hành với nó còn có tín ngưỡng thờ Thánh Gióng phổ biến khắp khu vực nay thuộc tỉnh Bắc Ninh và một phần Hà Nội, cùng với các thần tích đi kèm. Quá trình hình thành biểu tượng Thánh Gióng từ một huyền thoại thành một biểu tượng anh hùng dân tộc đã được ghi lại trong một số tài liệu cổ như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái...

Mặc dù vậy, theo TS Đinh Hồng Hải (thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa), chứng cứ sớm nhất của biểu tượng Thánh Gióng xuất hiện một cách mờ ảo ở giai đoạn Tiền Lê và chỉ thực sự rõ nét từ thời Lý. Những tư liệu sớm nhất như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái cũng chỉ đề cập đến Thánh Gióng trong và sau giai đoạn trị vì của nhà Lý. Học giả Nguyễn Văn Huyên cũng từng viết: “Việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời Lý Thái Tổ”.

Ra mắt tượng vàng Thánh Gióng (Ảnh: HP)

Theo TS Hải, người có công xây dựng biểu tượng người anh hùng Thánh Gióng chính là Lý Công Uẩn. Và huyền thoại Thánh Gióng chính là một trong những biểu tượng của nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Theo TS Hải, ngay sau khi giành lại được độc lập từ tay nhà Hán sau ngàn năm chịu ách nô dịch, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã tìm nhiều cách thức khác nhau để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Đại Hán. Nhưng tầm nhìn của những triều đại này mới chỉ giới hạn ở mức độ “phòng thủ” cả về quân sự lẫn văn hóa. Tuy nhiên, theo ông Hải, Lý Công Uẩn đã thay đổi tư duy phòng thủ này khi ngài lên ngôi. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư, nơi chỉ có lợi thế phòng thủ mà bất tiện cho giao thương. Nơi ông đến Đại La là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị đông đúc của người Việt nằm giữa đồng bằng châu thổ Bắc bộ.

“Cùng với dời đô, Lý Công Uẩn cũng ban hành nhiều chính sách mới khiến cho Đại Việt trở nên hưng thịnh về mọi mặt. Ông cùng các vị vua nhà Lý đã tìm được thế đối trọng với văn hóa Trung Hoa - đó là văn hóa Ấn Độ”, ông Hải phân tích. Cụ thể, Lý Công Uẩn cùng các vị vua nhà Lý đã đưa Phật giáo Đại Việt phát triển lên một tầm mức phổ biến toàn quốc gia. Biểu tượng rồng thời Lý là một kiệt tác nghệ thuật mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ.

Dựng thế đối trọng văn hóa với Trung Hoa

Trong quá trình tìm thế đối trọng với Trung Hoa, biểu tượng Tì Sa Môn - một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ đã được Việt hóa thành Xung Thiên Thần Vương/Phù Đổng Thiên Vương/Thánh Gióng. Vị thần này trong văn hóa Ấn Độ là biểu tượng của tài lộc, hộ quốc. Thánh Gióng là khẳng định vương quyền của nhà vua, uy quyền của triều đại và chủ quyền của đất nước trước Đại Hán. “Nhờ “tầm nhìn thiên niên  kỷ” đó mà nước Đại Việt đã xóa được nỗi nhục nô lệ nghìn năm trước để tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Hoa”, ông Hải đánh giá.

Việc chọn văn hóa Ấn Độ để làm đối trọng với Trung Hoa, chọn Thánh Gióng làm biểu tượng của tinh thần dân tộc không phải ngẫu nhiên. Theo ông Hải, ở thời điểm đó, nền văn hóa Ấn Độ (thông qua kinh tạng của Phật giáo) trong con mắt của vua quan, trí giả nhà Lý giống như chốn “Tây phương cực lạc”. Nền văn hóa vĩ đại đó có thể điều hòa sự thống trị của văn hóa đại Hán đối với quốc gia Đại Việt. Trên thực tế, nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu là Phật giáo và hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo) đã và đang tồn tại trong văn hóa Trung Hoa, trong khi các yếu tố văn hóa Trung Hoa hầu như không gây được tác động rõ nét nào ở Ấn Độ.

“Việc Lý Công Uẩn chọn một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ để phong làm Xung Thiên Thần Vương là một cách Việt hóa vị thần chủ về tài lộc, hộ pháp, hộ quốc. Đặc biệt, vị thần hộ quốc chính là giấc mơ ngàn năm của người Việt sau ngàn năm bắc thuộc”, ông Hải cho biết.

Sau đó, việc Việt hóa được thực hiện thông qua việc triều đình nhà Lý thổi sinh khí vào biểu tượng Xung Thiên Thần Vương qua các lễ hội dân gian truyền thống. Từ đó, một ngôi đền nhỏ, một lễ hội địa phương, một vị thần bản địa biến thành một ngôi đền lớn, một vị thần hộ quốc, một biểu tượng anh hùng.

Theo nghiên cứu của ông Hải, các triều đại kế tiếp Lý Công Uẩn đã phổ biến biểu tượng Thánh Gióng rộng khắp trong dân chúng. Họ cũng ghi lại “nhân thân” của vị thần hộ quốc này qua các tác phẩm văn học có tính lịch sử. Bên cạnh đó, họ còn “lịch sử hóa” biểu tượng này thành nhân vật cụ thể có quê hương, bản quán, có gia đình, cha mẹ bằng vô số bản sắc phong, thần phả, thần tích ở nơi được thờ. Đây là lý do khiến người đời sau quên đi nguồn gốc thực sự của Thánh Gióng là một vị thần mang nguyên mẫu một vị thần tài Ấn Độ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày 26/10, khởi đúc Tượng đài Thánh Gióng
Ngày 26/10, khởi đúc Tượng đài Thánh Gióng

Đây là công trình văn hóa tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Ngày 26/10, khởi đúc Tượng đài Thánh Gióng

Ngày 26/10, khởi đúc Tượng đài Thánh Gióng

Đây là công trình văn hóa tâm linh trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Đề cử Lễ hội Thánh Gióng là di sản văn hóa phi vật thể
Đề cử Lễ hội Thánh Gióng là di sản văn hóa phi vật thể

UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn đề nghị xây dựng hồ sơ ứng cử cho Lễ hội Thánh Gióng là di sản văn hoá phí vật thể của nhân loại.  

Đề cử Lễ hội Thánh Gióng là di sản văn hóa phi vật thể

Đề cử Lễ hội Thánh Gióng là di sản văn hóa phi vật thể

UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn đề nghị xây dựng hồ sơ ứng cử cho Lễ hội Thánh Gióng là di sản văn hoá phí vật thể của nhân loại.  

Di chuyển tượng đài Thánh Gióng lên đỉnh núi Đá Chồng
Di chuyển tượng đài Thánh Gióng lên đỉnh núi Đá Chồng

Ngày 19/5, Hà Nội sẽ thực hiện việc di chuyển tượng đài Thánh Gióng lên đỉnh Đá Chồng cao 297m trên dãy núi Sóc - Phù Linh - Sóc Sơn, Hà Nội.

Di chuyển tượng đài Thánh Gióng lên đỉnh núi Đá Chồng

Di chuyển tượng đài Thánh Gióng lên đỉnh núi Đá Chồng

Ngày 19/5, Hà Nội sẽ thực hiện việc di chuyển tượng đài Thánh Gióng lên đỉnh Đá Chồng cao 297m trên dãy núi Sóc - Phù Linh - Sóc Sơn, Hà Nội.

Lễ rước tượng Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Hà Nội)
Lễ rước tượng Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Hà Nội)

Toàn bộ tượng đài nặng hơn 100 tấn, được chia làm 3 phần, gồm: thân tượng, ngựa và phần đế.

Lễ rước tượng Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Hà Nội)

Lễ rước tượng Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Hà Nội)

Toàn bộ tượng đài nặng hơn 100 tấn, được chia làm 3 phần, gồm: thân tượng, ngựa và phần đế.

Xin lửa thiêng đúc tượng vàng Thánh Gióng
Xin lửa thiêng đúc tượng vàng Thánh Gióng

VOV.VN - Tinh thần và biểu tượng Thánh Gióng còn nguyên giá trị như lời hiệu triệu đoàn kết sức mạnh dân tộc vì Tổ quốc thiêng liêng.

Xin lửa thiêng đúc tượng vàng Thánh Gióng

Xin lửa thiêng đúc tượng vàng Thánh Gióng

VOV.VN - Tinh thần và biểu tượng Thánh Gióng còn nguyên giá trị như lời hiệu triệu đoàn kết sức mạnh dân tộc vì Tổ quốc thiêng liêng.