Phát triển Đảng ở biên giới Tây Nam: "Bài toán" không dễ giải

VOV.VN - Các chi bộ, đảng bộ cơ sở ở biên giới Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ đang nỗ lực thực hiện các kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên vào các tổ chức Đảng. Tuy nhiên, không ít vướng mắc đang khiến việc phát triển nguồn đảng viên gặp nhiều khó khăn.

Vướng quy định, thiếu chính sách

Thực hiện việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước (Mục tiêu tổng quát) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tân Đông là một trong bốn xã biên giới của huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Xã có 9 ấp, trong đó có 3 ấp người dân tộc thiểu số người Khmer. Tất cả các ấp đều có chi bộ đảng cơ sở. Tính đến nay, xã Tân Đông đã có 249 đảng viên. Mặc dù rất chú trọng công tác bồi dưỡng kết nạp đảng, nhưng nguồn đảng viên là "bài toán" khó đối với mỗi chi bộ, tổ chức đảng cơ sở ở xã Tân Đông.

Nửa nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Tây Ninh, xã Tân Đông đã phát triển được 20 đảng viên, với chỉ tiêu theo tỉ lệ đảng viên với tỉ lệ dân số là 1,75%. Dự báo đến năm 2025, dân số của xã đạt khoảng 16.500 dân, tức là đến cuối nhiệm kỳ, số đảng viên kết nạp mới của xã phải là 40 người.

Nguồn kết nạp đảng trước đây của xã Tân Đông chủ yếu từ lực lượng giáo viên, thanh niên và dân quân thường trực. Tuy nhiên, sau khi Chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa kết thúc, phần lớn giáo viên xin về xuôi, lực lượng tuyển mới không đáng kể, một số thì vướng vào lý lịch, số còn lại không tha thiết vào Đảng.

Ông Nguyễn Xuân Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Tân Đông cho biết, là địa bàn xã biên giới được bố trí ba tiểu đội dân quân thường trực, đây được xem là một trong những nguồn đảng viên quan trọng của xã, song từ khi Luật Dân quân tự vệ mới có hiệu lực, việc kết nạp đối tượng này vào Đảng trở nên rất khó khăn.

Ông Nguyễn Xuân Chiến chia sẻ: "Theo luật Dân quân tự vệ hiện hành thì thời gian lực lượng dân quân thường trực trên địa bàn xã là 2 năm. Do đó, một chiến sĩ nếu phấn đấu để vào Đảng thì Đảng bộ xã cũng phải theo dõi ít nhất 1 năm rồi mới cho đi học đối tượng Đảng. Sau khi thấy được nỗ lực phấn đấu của đồng chí này, để chuẩn bị kết nạp Đảng thì cũng hết thời gian dự bị dân quân thường trực. Về địa phương nếu không theo dõi, bồi dưỡng thì đồng chí chỉ lo làm ăn kinh tế và cũng thôi nỗ lực phấn đấu vào Đảng".

Với đặc thù giáp biên giới Campuchia, trong tiến trình phát triển của lịch sử, đã có không ít người dân tộc Khmer từ Campuchia sang các thôn, ấp khu vực biên giới ở Tây Nam sinh sống và lập nghiệp. Đã có rất nhiều người có cả trình độ và uy tín không chỉ trong cộng đồng người Khmer mà còn với cả các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn. Cấp ủy, chi bộ cơ sở tại các thôn, ấp cũng tính việc giới thiệu bồi dưỡng kết nạp Đảng, nhưng cuối cùng đành phải gác lại vì vướng vào lý lịch.

Ông Nguyễn Văn Mậu - Bí thư Chi bộ ấp Tầm Phô, xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh trăn trở: "Là Bí thư Chi bộ mà không phát hiện được đảng viên trong chi bộ của mình cũng buồn lắm. Nhiều người có trình độ, có uy tín, đủ các điều kiện vô Đảng nhưng lý lịch thì lại có bố mẹ hoặc ông bà ở Campuchia. Với người dân tộc tìm được một người tốt để kết nạp Đảng rất khó. Rất mong Đảng, Nhà nước xem xét lại vấn đề lý lịch với ấp dân tộc".

Chưa sáng tạo, linh hoạt

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2020-2025, tại 20 xã biên giới đã kết nạp được 360 đảng viên. Năm đầu của nhiệm kỳ, huyện biên giới Tân Châu kết nạp được nhiều nhất với 24 đảng viên. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đảng bộ xã Tân Hà, huyện Tân Châu kết nạp được nhiều nhất với 5 đảng viên. Tổng số đảng viên mới trong 6 tháng đầu năm 2023 của 20 xã biên giới là 44 đảng viên.

Thiếu nguồn đảng viên, đặc biệt là nguồn đảng viên trẻ, quần chúng ngại tham gia tổ chức cơ sở Đảng ở thôn, ấp do mặt bằng dân trí ở khu vực biên giới còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên thanh niên có trình độ, đa số rời địa phương đi làm ăn xa. Thêm một lý do nữa là do cấp ủy, bí thư cấp ủy ở cơ sở chưa phát huy được vai trò của người đứng đầu, việc sinh hoạt Đảng ở địa phương còn máy móc, thiếu sáng tạo.

Ông Phạm Văn Thắng, Bí thư Chi bộ xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước cho biết: "Bí thư Chi bộ ở thôn, ấp ở khu vực biên giới đa số lớn tuổi, trình độ học vấn chủ yếu là hết lớp 12. Trình độ trình cấp, đại học rất hiếm. Cho nên trong công tác điều hành chi bộ nhiều nơi còn ít đổi mới, thiếu sáng tạo nên không thể quy tụ, vận động được quần chúng thôi tham gia xây dựng Đảng".

Để nâng cao sức chiến đấu của Đảng cơ sở, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết số 18 ngày 25 tháng 10 năm 2017. Từ chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, nhất thể hóa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thôn, ấp ở nhiều địa phương triển khai hiệu quả.

Tại khu vực biên giới Tây Ninh và Bình Phước, các đảng bộ, chi bộ cơ sở cũng đã thực hiện triển khai tại một số địa bàn, song thực tiễn cho thấy, với một số thôn, ấp, đặc biệt là các thôn ấp với đa số người đồng bào dân tộc thiểu số, việc triển khai rất khó khăn. Bởi người đứng đầu là trưởng thôn phải là người uy tín, có tiếng nói nhưng họ lại không đủ điều kiện vào Đảng. Trong khi những người đủ điều kiện vào Đảng lại chưa đủ uy tín và kinh nghiệm.

Ông Vũ Văn Minh - Bí thư Đảng bộ xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh nêu thực tế: "Ở Ấp, thứ nhất người đứng đầu phải có uy tín, thứ hai là thuộc địa bàn và phải có kinh nghiệm. Người trẻ làm lãnh đạo nói chưa chắc người dân đã nghe. Chính vì vậy, tại thôn ấp cần hài hòa trong lựa chọn vị trí người đứng đầu".

Nâng cao chất lượng đảng viên trong thời kỳ mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng, để từ đó nâng cao sức chiến đấu của Đảng tại cơ sở, thu hút được những quần chúng tốt đến với Đảng, vì Đảng cống hiến. Vấn đề này sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo của loạt bài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 300 ngàn bài tham dự Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3
Hơn 300 ngàn bài tham dự Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3

VOV.VN - Với hơn 300.000 bài dự thi càng thể hiện sự lan tỏa rất rộng rãi và khẳng định Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch đã thực sự đi vào cuộc sống.

Hơn 300 ngàn bài tham dự Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3

Hơn 300 ngàn bài tham dự Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3

VOV.VN - Với hơn 300.000 bài dự thi càng thể hiện sự lan tỏa rất rộng rãi và khẳng định Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch đã thực sự đi vào cuộc sống.

Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin
Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin

VOV.VN - Kể từ khi ánh sáng của Đảng, Bác Hồ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, 93 năm qua, người Xơ Đăng, Ba Na, Gié- Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê vẫn luôn một lòng, một dạ tin yêu Đảng.

Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin

Xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số: Nói để dân hiểu, làm để dân tin

VOV.VN - Kể từ khi ánh sáng của Đảng, Bác Hồ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, 93 năm qua, người Xơ Đăng, Ba Na, Gié- Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê vẫn luôn một lòng, một dạ tin yêu Đảng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thủ đoạn chống phá
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thủ đoạn chống phá

VOV.VN - Nhiều tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả tham dự Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đạt chất lượng tốt, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thủ đoạn chống phá

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các thủ đoạn chống phá

VOV.VN - Nhiều tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả tham dự Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đạt chất lượng tốt, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.