Biden gặp bài toán hóc búa trước những rắc rối pháp lý của Trump

VOV.VN - Theo Politico, vụ kiện chống lại ông Donald Trump về vai trò của ông trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol vào tháng 1 có thể gây ra các vấn đề pháp lý hóc búa đối với Tổng thống Joe Biden.

Tranh cãi về đặc quyền hành pháp của ông Trump

Đơn kiện do Hạ nghị sĩ Bennie Thompson đệ trình hôm 16/2 chống lại ông Trump, luật sư Rudy Giuliani và hai nhóm quá khích với cáo buộc liên quan đến vụ bạo loạn ở Điện Capitol, chỉ là vụ kiện đầu tiên trong làn sóng những vụ kiện dân sự được đưa ra thay mặt cho các cá nhân bị khủng bố và bị thương trong vụ bạo loạn hôm 6/1.  

Các luật sư cho những vụ kiện liên quan đến vụ bạo loạn ngày 6/1 dự kiến ​​sẽ yêu cầu thông tin chi tiết về những liên lạc của ông Trump trước và trong vụ tấn công, cũng như ai đã đến và đi từ Phòng Bầu dục vào ngày hôm đó.

Nếu các luật sư của ông Trump cố gắng ngăn chặn việc điều tra các vụ án dân sự, Nhà Trắng và Bộ Tư pháp của ông Biden sẽ phải quyết định xem có nên bảo vệ các đặc quyền của ông Trump hay không.

“Các luật sư của ông Trump sẽ tuyên bố rằng tất cả những điều đó đều thuộc đặc quyền hành pháp và vấn đề đó sẽ mất thời gian để tranh luận trước tòa”, luật sư Roberta Kaplan cho biết.

Quyền hạn của tổng thống đương nhiệm và cựu tổng thống trong các tranh chấp về hồ sơ của cựu tổng thống là không rõ ràng. Trước đó, Tổng thống George W. Bush đã ban hành một lệnh hành pháp vào năm 2001, trao cho một cựu tổng thống quyền phủ quyết đối với việc công khai hồ sơ của ông. Tuy nhiên, vào năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã sửa đổi chính sách, trao cho tổng thống đương nhiệm nhiều quyền kiểm soát hơn.

Theo Politico, cuộc chiến pháp lý có thể sẽ được giải quyết bởi Tòa án Tối cao, nhưng ông Biden và Bộ Tư pháp có thể có sức ảnh hưởng lớn hơn.

“Liệu ông Trump có quyền khẳng định đặc quyền hành pháp hay không vẫn một câu hỏi chưa có lời giải. Sẽ có những vấn đề như vậy nảy sinh. Mọi chính quyền đều phải giải quyết những vấn đề này”, Norm Eisen, luật sư về những vấn đề đạo đức tại Nhà Trắng dưới thời ông Obama nói. 

Neil Eggleston, cựu cố vấn Nhà Trắng của ông Obama cho biết, Nhà Trắng sẽ quyết định rằng họ có thể lựa chọn lấy các thông tin liên lạc của Trump mà không gây thiệt hại cho các tuyên bố trong tương lai của ông Biden.

Ông Eggleston cũng lưu ý rằng, các tòa án cũng đã phán quyết rằng đặc quyền hành pháp không phải là tuyệt đối và nó sẽ mang lại lợi ích khi hành vi sai trái của chính phủ bị cáo buộc một cách chính đáng.

Khi được hỏi về vụ kiện mới, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 16/2 đã đưa ra một tuyên bố chung chung về sự ủng hộ đối với hệ thống pháp luật, nhưng không đưa ra câu trả lời chi tiết hơn.

“Ông Biden chắc chắn ủng hộ quyền của các cá nhân, nói cách khác là thực hiện các bước thông qua quy trình xét xử, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bình luận thêm về điều đó”, bà Psaki nói.

Yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến pháp lý của ông Trump

Một quan chức Nhà Trắng cho biết, các yêu cầu được đưa ra trong vụ kiện về hồ sơ dưới thời ông Trump sẽ được chuyển đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia.

“Nhà Trắng hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực điều tra các sự kiện xảy ra vào ngày 6/1. Các hồ sơ của Nhà Trắng dưới thời ông Trump đang được quản lý bởi Cơ quan Lưu trữ Quốc gia”, một trợ lý của ông Biden nói.

Mặc dù nhiều người đồng ý rằng, các hành động của ông Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử và làm gián đoạn các thủ tục của Đại cử tri đoàn mang bản chất chính trị, nhưng một số hành động của cựu tổng thống vào ngày 6/1 không dễ dàng được phân loại như vậy.

Ngay cả khi một đơn kiện như đơn đệ trình hôm 16/2 nhắm vào Trump với tư cách cá nhân, việc vướng vào quy trình pháp lý liên quan đến trách nhiệm của ông dường như không thể tránh khỏi.

Cựu Tổng thống Trump và các trợ lý của ông cũng sẽ có thể sẽ mang lại bất ngờ cho chính quyền Biden, liên quan đến các vụ kiện hiện tại và sắp tới, bằng cách yêu cầu Bộ Tư pháp đại diện cho họ hoặc trả tiền cho các luật sư riêng để làm như vậy.

Ngay cả khi bản thân ông Trump không tìm kiếm sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp, các nhân chứng như cựu chánh văn phòng Mark Meadows, cố vấn Pat Cipollone và các nhân viên Nhà Trắng khác có thể nộp đơn lên Bộ Tư pháp để yêu cầu luật sư hoặc đề nghị hỗ trợ tài chính để trả tiền cho một luật sư.

Một yếu tố có thể trì hoãn việc đưa ra quyết định của ông Biden về việc có ủng hộ ông Trump về đặc quyền hành pháp hay không là tốc độ điều tra của vụ kiện. Việc điều tra có thể sẽ bị tạm dừng trong khi thẩm phán đưa ra quy định để bác bỏ các vụ kiện, việc có thể kéo dài nhiều tháng.

Một yếu tố khác cũng có thể tác động đến cuộc tranh cãi pháp lý đối với các vụ kiện dân sự liên quan đến bạo loạn là thông báo của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 15/2 rằng bà có kế hoạch thành lập một ủy ban độc lập để đánh giá lại diễn biến dẫn đến cuộc tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1.

Ngay cả lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell cũng cho rằng, các hành động và tuyên bố của ông Trump nên bị xem xét điều tra hình sự. Ông Trump có thể được khuyên nên thực hiện Tu chính án thứ năm để tránh phải làm chứng về những diễn biến trong vụ bạo loạn trước ủy ban hoặc trong các vụ kiện. Theo các luật sư, các cố vấn và trợ lý của ông Trump cũng có khả năng nhận được lời khuyên tương tự./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính quyền Biden liệu có giáng đòn trừng phạt liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2?
Chính quyền Biden liệu có giáng đòn trừng phạt liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Biden đang xem xét chính sách của Mỹ với đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí tự nhiên từ Nga tới Đức qua Biển Baltic.

Chính quyền Biden liệu có giáng đòn trừng phạt liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2?

Chính quyền Biden liệu có giáng đòn trừng phạt liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Biden đang xem xét chính sách của Mỹ với đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí tự nhiên từ Nga tới Đức qua Biển Baltic.

Chính quyền Biden liên tiếp “nắn gân” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Chính quyền Biden liên tiếp “nắn gân” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã tăng cường các hoạt động hàng hải ở Biển Đông.

Chính quyền Biden liên tiếp “nắn gân” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Chính quyền Biden liên tiếp “nắn gân” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã tăng cường các hoạt động hàng hải ở Biển Đông.

3 viễn cảnh tương lai của chính quyền Tổng thống Joe Biden
3 viễn cảnh tương lai của chính quyền Tổng thống Joe Biden

VOV.VN - Dưới đây là 3 viễn cảnh tương lai của chính quyền Tổng thống Biden giữa bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong nước cũng như trên thế giới.

3 viễn cảnh tương lai của chính quyền Tổng thống Joe Biden

3 viễn cảnh tương lai của chính quyền Tổng thống Joe Biden

VOV.VN - Dưới đây là 3 viễn cảnh tương lai của chính quyền Tổng thống Biden giữa bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong nước cũng như trên thế giới.