Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ: Người giữ hồn gốm cổ Bát Tràng

VOV.VN - Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ là đời thứ 18 trong dòng họ Trần ở Bát Tràng gắn bó với nghề làm gốm.

50 năm miệt mài với nghề gốm, Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã tạo dựng được kho di sản gồm 70 bài men gốm, trong đó nhiều dòng gốm cổ quý của dân tộc, được ông nghiên cứu và phục dựng thành công. Những sản phẩm gốm độc đáo, mang hồn cốt Việt được hình thành từ bàn tay tài hoa của ông đã vang xa không chỉ trong nước mà ra cả nước ngoài. Ông là một trong 9 cá nhân được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2016. 

Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ giới thiệu về sản phẩm gốm tiêu biểu của Bát Tràng.

Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ là đời thứ 18 trong dòng họ Trần ở Bát Tràng gắn bó với nghề làm gốm. Làm gốm từ khi còn là cậu bé 10 tuổi, cần mẫn cóp nhặt kinh nghiệm từ cha ông và kinh nghiệm trong những năm làm thợ tại xí nghiệp gốm, đến năm 1986 khi tròn 29 tuổi, Trần Văn Độ mới thật sự thấy mình đủ độ chín để sống với nghiệp gốm. Mấy mươi  năm làm nghề, ông Độ kiên trì tìm cho sản phẩm của mình những nét riêng, mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bí quyết “nhất dáng, nhì men, thứ ba là tích và cuối cùng là họa”, được ông vận dụng linh hoạt để sáng tạo những tác phẩm gốm nghệ thuật độc đáo. Ông luôn tìm tòi, nghiên cứu, phục hồi những hiện vật được cho là biểu tượng của văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân Trần Văn Độ chia sẻ: "Những năm tháng làm nghề, tôi đã đúc kết, nghiên cứu và làm ra được những dòng men gốm cổ của Việt Nam quý trên những tư liệu mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cung cấp như men trắng ngà, men lục cổ, nâu mật... Và tôi có thể chuyển những gam màu đó trên những dòng đậm nhạt khác nhau. Tôi luôn mong muốn những thế hệ về sau nối theo con đường mình đi để góp phần cho gốm Bát Tràng được phát triển mạnh và tiếng được bay xa".

Nhiều dòng men gốm xưa tưởng chừng đã bị mai một, lãng quên được ông hồi sinh. Những hiện vật cổ từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê đã được ông phục dựng thành công, tiêu biểu như: Bình rượu triều Lê- Mạc tìm thấy dưới đáy biển hòn Cau, được Văn phòng Chính phủ chọn làm quà tặng ngoại giao tại Hội nghị ASEM 5 năm 2003; “Đỉnh gốm triều Nguyễn”, sản phẩm được Chính phủ Việt Nam chọn tặng Tổng thống Mỹ Bush năm 2006 nhân chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ hay tác phẩm “Cụ rùa Hồ Gươm” dâng lên Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội… Những sản phẩm gốm của gia đình ông nói riêng và làng gốm Bát Tràng nói chung đã trở thành một trong sản phẩm du lịch tiêu biểu của Hà Nội có mặt ở nhiều quốc gia, mang theo giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đến với bạn bè quốc tế…

Là con rể, cũng là học trò yêu của nghệ nhân Trần Văn Độ, anh Nguyễn Đức Toàn cho biết đã học được từ ông cách làm ra những dòng gốm quý như men ngọc thời Lý, gốm men rạn và các dòng gốm về đồ thờ cúng. Hiện nay, gốm cổ của Việt Nam còn ít và những người phục dựng được gốm cổ không còn nhiều, nên anh sẽ tiếp nối cha ông, cùng người dân Bát Tràng gìn giữ, phát huy giá trị nghề gốm truyền thống.

Nghệ nhân Trần Văn Độ là một người rất tâm huyết với nghề. Tôi thấy nhiều đêm ông thức trắng để nghiên cứu, tìm tòi những loại men gốm cổ, tôi rất là trân trọng điều đó. Ông đã truyền dạy cho tôi rất nhiều bài men quý giá cũng như là công thức sản xuất gốm sứ. Thế nên, tôi quyết tâm gắn bó với nghề gốm sứ và phục dựng gốm cổ của ông. Tôi hy vọng, nghề gốm của Bát Tràng sẽ mãi được gìn giữ", anh Toàn nói.

Ông Lê Xuân Phổ, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đánh giá: Thành công của nghệ nhân Trần Văn Độ là tạo ra được những sản phẩm không chỉ đẹp về hình dáng, hoàn chỉnh về màu men mà khi nhìn vào sẽ thấy toát lên “cái hồn” của gốm dân tộc.

"Chúng tôi có một lớp nghệ nhân là con chim đầu đàn, trong đó phải kể đến anh Trần Văn Độ, do bàn tay khéo léo, do sưu tầm, học tập đã vươn lên đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ. Các sản phẩm của anh Độ không chỉ được ưa thích ở trong nước mà hiện nay các nguyên thủ quốc gia đều lấy sản phẩm gốm của anh Độ trao tặng nhau, tức là về giá trị nghệ thuật đã mang cái nét của Việt Nam hội tụ đủ trong sản phẩm đó. Chúng tôi thấy rất vinh dự cho cả vùng Bát Tràng chứ không riêng gì anh Trần Văn Độ", ông Phổ cho biết.

Nghệ nhân Trần Văn Độ cho biết: Ông đang xây dựng nhà trưng bày  gốm của gia đình. Đây sẽ là nơi lưu giữ, giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước những giá trị đặc sắc của nghệ thuật gốm Bát Tràng mà ông đã dày công nghiên cứu suốt mấy chục năm qua.

"Tôi xây dựng nhà trưng bày để gìn giữ lại thành quả của những năm tháng mình làm nghề cũng như những gì liên quan đến dòng gốm nhà Trần. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, hy vọng trong thời gian sớm nhất, tôi sẽ ra đời bộ sưu tập để đóng góp cho Bát Tràng- một điểm tham quan du lịch. Trong bộ sưu tập của tôi, dự tính khoảng 500 món đồ. Nó là một bộ sưu tập mang bản sắc riêng của gốm Trần Độ, trong đó chứa đựng linh hồn, những cái mà tôi đau đáu bao nhiêu năm trong nghề", nghệ nhân Trần Văn Độ chia sẻ.

Dành tâm huyết cả đời cho gốm Bát Tràng, nghệ nhân Trần Văn Độ đã nhận nhiều giải thưởng như: Huy chương bàn tay vàng toàn quốc, danh hiệu Nghệ nhân nhân dân… và năm nay, được thành phố Hà Nội vinh danh là “Công dân ưu tú thủ đô”. Đây là những phần thưởng xứng đáng dành cho người thợ gốm đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ vốn văn hóa quí báu của thủ đô./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân hát Xoan” Phú Thọ năm 2015
Trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân hát Xoan” Phú Thọ năm 2015

Ngày 23/11, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ” năm 2015. 

Trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân hát Xoan” Phú Thọ năm 2015

Trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân hát Xoan” Phú Thọ năm 2015

Ngày 23/11, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ” năm 2015. 

Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên
Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

VOV.VN -Chương trình Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên, diễn ra từ 18 - 23/3 tại tỉnh Kon Tum, sẽ có gần 600 nghệ nhân tham gia.

Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

Hàng trăm nghệ nhân tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên

VOV.VN -Chương trình Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên, diễn ra từ 18 - 23/3 tại tỉnh Kon Tum, sẽ có gần 600 nghệ nhân tham gia.

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang
Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

VOV.VN - Liên hoan hát quan họ Bắc Giang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23 tới ngày 26/3, là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh di sản hát quan họ.

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

Vinh danh 11 nghệ nhân trong Liên hoan hát quan họ Bắc Giang

VOV.VN - Liên hoan hát quan họ Bắc Giang lần thứ 4 diễn ra từ ngày 23 tới ngày 26/3, là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh di sản hát quan họ.

Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu

VOV.VN -Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian nhằm ghi nhận những đóng góp quan trọng của các thanh đồng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Phong tặng 8 Nghệ nhân dân gian trong tín ngưỡng thờ Mẫu

VOV.VN -Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian nhằm ghi nhận những đóng góp quan trọng của các thanh đồng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng triều Nguyễn qua đời ở tuổi 106
Nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng triều Nguyễn qua đời ở tuổi 106

Ngày 15/9, cụ Lữ Hữu Thi, nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng của triều Nguyễn đã qua đời tại nhà riêng đường Đặng Tất, Huế, hưởng thọ 106 tuổi.

Nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng triều Nguyễn qua đời ở tuổi 106

Nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng triều Nguyễn qua đời ở tuổi 106

Ngày 15/9, cụ Lữ Hữu Thi, nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng của triều Nguyễn đã qua đời tại nhà riêng đường Đặng Tất, Huế, hưởng thọ 106 tuổi.

Phim Xẩm đỏ - tài liệu quý về nghệ nhân Hà Thị Cầu
Phim Xẩm đỏ - tài liệu quý về nghệ nhân Hà Thị Cầu

35 phút phim cùng trong 68 phút tư liệu về những bài hát và nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu vừa được giới thiệu trong DVD có tên chung là Xẩm đỏ.

Phim Xẩm đỏ - tài liệu quý về nghệ nhân Hà Thị Cầu

Phim Xẩm đỏ - tài liệu quý về nghệ nhân Hà Thị Cầu

35 phút phim cùng trong 68 phút tư liệu về những bài hát và nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu vừa được giới thiệu trong DVD có tên chung là Xẩm đỏ.