Người Dao Lai Châu “giữ hồn” văn hóa dân tộc

VOV.VN - Những nét văn hóa dân tộc đặc trưng ấy đang mang lại lợi thế cho người dân trong phát triển du lịch cộng đồng.

Xã hội phát triển, các dân tộc thiểu số ở Lai Châu đứng trước nguy cơ, thách thức bị đồng hóa về văn hóa. Thế nhưng, với đồng bào Dao ở Lai Châu việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được bà con đặt lên hàng đầu. Và những nét văn hóa dân tộc đặc trưng ấy đang mang lại lợi thế cho người dân trong phát triển du lịch cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Dân tộc Dao ở Lai Châu hiện nay có trên 10.300 hộ, trên 50.000 nhân khẩu, cư trú ở tất cả các huyện trên địa bàn, với nhiều ngành, nhiều nhóm Dao khác nhau như: Dao tiền, Dao đỏ, Dao quần chẹt... Đồng bào Dao chủ yếu cư trú trên các sườn núi cao và sinh sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa dân tộc mình trong xây dựng nhà cửa và hàng rào đá là nét đặc trưng.
Dù địa phương đang thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nhưng đa phần các đường làng ngõ bản đều được xếp gắn đá thiên nhiên, tạo cảnh quan xanh, sạch.
Trước sự phát triển của xã hội, đồng bào Dao ở Lai Châu vẫn giữ được những nét văn hóa về trang phục truyền thống.
Để bảo vệ rừng, nhiều bản làng xây dựng cổng bằng xi măng tạo hình giả gỗ.
Với người Dao tiền ở bản Sì Thao Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường đa phần nam thanh, nữ tú ở đây đều mặc trang phục truyền thống.
Nam giới luôn có những bộ quần áo đen và mũ đội đầu đặc trưng của dân tộc.
Thiếu nữ Dao tiền cũng diện trên mình bộ váy áo đình nhiều hạt màu, với nhiều đường họa tiết sặc sỡ.
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có trang phục riêng đặc trưng.
Vẻ đẹp hồn nhiên của phụ nữ Dao tiền.
Mũ đội đầu là nét văn hóa đặc trưng của phụ nữ có gia đình.
Theo bà con dân tộc Dao tiền ở xã Hồ Thầu, dù xã hội phát triển, nhiều dân tộc bị đồng hóa về văn hóa, nhất là trang phục, nhưng bà người dân trong xã vẫn giữ trang phục dân tộc mình và tự tay làm ra.
Để phục vụ du khách đến tham quan, nhiều bản làng đã xây dựng nhà văn hóa để trưng bày các vật dụng, đồ dùng, quần áo truyền thống... dân tộc mình.
Từ dải đuôi mũ trên trang phục truyền thống của đàn ông...
...đến họa tiết đính kèm trên áo phụ nữ...
..và những hàng cúc bạc lấp lánh làm toát lên vẻ đẹp đặc trưng trên trang phục dân tộc Dao.
Ngoài trang phục, đồng bào dân tộc Dao cũng giữ được các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt.
 
Và cả những cái chiêng, trống phục vụ trong các dịp lễ hội hay lễ cấp sắc của đàn ông trưởng thành.
Với những nét văn hóa còn lưu giữ được, nhiều bản làng người Dao đang là điểm đến tham quan du lịch cộng đồng cho du khách. Từ đây người dân đã có thêm thu nhập để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái
Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái

VOV.VN - Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, chứa đựng những giá trị về văn hoá, lịch sử và giáo dục.

Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái

Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái

VOV.VN - Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, chứa đựng những giá trị về văn hoá, lịch sử và giáo dục.

Tận mắt xem lễ Cấp sắc 7 đèn của người Dao đỏ ở Tuyên Quang
Tận mắt xem lễ Cấp sắc 7 đèn của người Dao đỏ ở Tuyên Quang

VOV.VN - Gần 20 năm nay, người Dao đỏ ở thôn Phia Chang, xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) mới có 1 lễ cấp sắc 7 đèn.

Tận mắt xem lễ Cấp sắc 7 đèn của người Dao đỏ ở Tuyên Quang

Tận mắt xem lễ Cấp sắc 7 đèn của người Dao đỏ ở Tuyên Quang

VOV.VN - Gần 20 năm nay, người Dao đỏ ở thôn Phia Chang, xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) mới có 1 lễ cấp sắc 7 đèn.