Người đẹp dân tộc Mông với trang phục truyền thống

VOV.VN - Chung kết người đẹp dân tộc Mông với trang phục truyền thống là một trong những nội dung tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông.

Trong 2 ngày 10 và 11 Âm lịch, (tức 28/2 - 1/3), tại tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Mèo Vạc lần thứ nhất năm 2015 và đón nhận Bằng xếp hạng các di tích và di sản phi vật thể Quốc gia.

Huyện Mèo Vạc có 17 dân tộc sinh sống, trong đó gần 78% là dân tộc Mông. Đây là lần đầu tiên huyện Mèo Vạc tổ chức riêng một lễ hội dành cho đồng bào dân tộc Mông. Dịp này sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như lễ cúng 30 tết, lễ đặt tên người đàn ông dân tộc Mông trưởng thành, thi đánh Sảng, tung Còn, giới thiệu về ý nghĩa cây Lanh trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của dân tộc Mông, ý nghĩa về cây khèn Mông, kỹ thuật đan Quẩy tấu…

Tại lễ hội, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ dân tộc Mông trong “Chương trình chung kết người đẹp dân tộc Mông với trang phục truyền thống”, trải nghiệm quy trình làm mèn mén…

Ông Trần Kim Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc cho biết, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Mèo Vạc là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của đồng bào Mông đến du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, góp phần bảo tồn, giáo dục và phát huy những giá trị văn hóa, làm phong phú thêm các hoạt động trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân các dân tộc vùng cao nguyên đá.

Dự kiến những ngày này, du khách về dự lễ hội sẽ tăng đột biến, nên chính quyền huyện Mèo Vạc đã chuẩn bị đẩy đủ cơ sở vật chất, chỉnh trang đô thị, dọn dẹp vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự cho ngày hội.

“Ban Tổ chức đã sẵn sàng các phương án, đã lên kế hoạch từ các dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, có niêm yết giá công khai, có kiểm soát về mặt giá cả. Thứ hai là tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động diễn ra trước, trong ngày hội” - ông Trần Kim Ngọc nói.

Dịp này, huyện Mèo Vạc tổ chức đón nhận Bằng xếp hạng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đối với các di tích và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Hang Rồng, xã Tà Lủng, di tích hóa thạch Huệ Biển, xã Lũng Pù và Lễ mừng năm mới của dân tộc Ráy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếng đàn, tiếng hát Xuân trong âm nhạc dân gian của 54 dân tộc
Tiếng đàn, tiếng hát Xuân trong âm nhạc dân gian của 54 dân tộc

VOV.VN - Đàn ca, múa hát là những sinh hoạt văn nghệ của các dân tộc trên đất nước ta thường được tổ chức trong những ngày tết, ngày hội.

Tiếng đàn, tiếng hát Xuân trong âm nhạc dân gian của 54 dân tộc

Tiếng đàn, tiếng hát Xuân trong âm nhạc dân gian của 54 dân tộc

VOV.VN - Đàn ca, múa hát là những sinh hoạt văn nghệ của các dân tộc trên đất nước ta thường được tổ chức trong những ngày tết, ngày hội.

Tưng bừng vui xuân Ất Mùi tại Bảo tàng Dân tộc học
Tưng bừng vui xuân Ất Mùi tại Bảo tàng Dân tộc học

VOV.VN -Người dân Thủ đô sẽ có cơ hội được tham gia các hoạt động mừng năm mới cùng đồng bào các dân tộc trong hai ngày mồng 4-5 Tết (22-23/2/2015).

Tưng bừng vui xuân Ất Mùi tại Bảo tàng Dân tộc học

Tưng bừng vui xuân Ất Mùi tại Bảo tàng Dân tộc học

VOV.VN -Người dân Thủ đô sẽ có cơ hội được tham gia các hoạt động mừng năm mới cùng đồng bào các dân tộc trong hai ngày mồng 4-5 Tết (22-23/2/2015).

Tái hiện Tết truyền thống của dân tộc Mông, Sơn La
Tái hiện Tết truyền thống của dân tộc Mông, Sơn La

VOV.VN -Sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” đang diễn ra tại Sơn Tây, Hà Nội.

Tái hiện Tết truyền thống của dân tộc Mông, Sơn La

Tái hiện Tết truyền thống của dân tộc Mông, Sơn La

VOV.VN -Sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” đang diễn ra tại Sơn Tây, Hà Nội.

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đón mùa xuân mới
Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đón mùa xuân mới

VOV.VN - Mỗi dân tộc có một phong tục khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no.

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đón mùa xuân mới

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đón mùa xuân mới

VOV.VN - Mỗi dân tộc có một phong tục khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no.

Mùng 4 Tết Vui xuân tại Bảo tàng Dân tộc học
Mùng 4 Tết Vui xuân tại Bảo tàng Dân tộc học

VOV.VN - Hôm nay (22/2), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai mạc chương trình Vui xuân Ất Mùi với nhiều hoạt động thu hút du khách.

Mùng 4 Tết Vui xuân tại Bảo tàng Dân tộc học

Mùng 4 Tết Vui xuân tại Bảo tàng Dân tộc học

VOV.VN - Hôm nay (22/2), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai mạc chương trình Vui xuân Ất Mùi với nhiều hoạt động thu hút du khách.

Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền dân tộc trên đất Mỹ
Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền dân tộc trên đất Mỹ

VOV.VN - Bà con Việt kiều tại quận Cam vẫn lưu giữ được những nét đẹp riêng của văn hóa dân tộc, nhất là mỗi độ Tết đến Xuân về.

Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền dân tộc trên đất Mỹ

Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền dân tộc trên đất Mỹ

VOV.VN - Bà con Việt kiều tại quận Cam vẫn lưu giữ được những nét đẹp riêng của văn hóa dân tộc, nhất là mỗi độ Tết đến Xuân về.