Covid-19 đẩy chúng ta khỏi việc tạo ra “thành công” trên giấy tờ

VOV.VN - Covid-19, nhất là biến chủng Delta và đợt bùng phát dịch lần thứ tư đẩy ra chúng ta ra khỏi giấy tờ và đối mặt với cuộc sống, với nhu cầu của hàng trăm triệu người dân về chuyển đổi số.

Năm 2022 - chuyển đổi số ở mọi ngành trên toàn quốc, toàn dân và toàn diện

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chiều 22/12, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2021 ngành TT&TT có một sứ mệnh mới. Covid-19 là đã đẩy toàn đất nước Việt Nam vào chuyển đổi số nhưng hạ tầng, cách làm vẫn là thời công nghệ thông tin. Bởi vậy, các vấn đề của ngành đã bộc lộ ra một cách rõ ràng.

“Nếu cứ bình thường thì chắc chúng ta đã không nhìn thấy rõ. Nếu cứ bình thường, chúng ta vẫn tiếp tục làm việc trên giấy tờ và tạo ra thành công trên giấy tờ. Covid-19, nhất là biến chủng Delta và đợt bùng phát dịch lần thứ tư đẩy ra chúng ta ra khỏi giấy tờ và đối mặt với cuộc sống, đối mặt với nhu cầu của hàng trăm triệu người dân về chuyển đổi số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới hạ tầng số, dữ liệu, bưu chính, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, chuyển đổi số báo chí…

“Để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số thì phải đồng bộ thể chế số, hạ tầng số, công cụ sản xuất số, công cụ quản lý số, nhân lực số, thị trường số và quản lý pháp luật số nhằm có một môi trường số lành mạnh, quản lý được các nguy cơ và rủi ro trên không gian mạng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ghi nhận vai trò của ngành TT&TT trong năm qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sự đóng góp không thể thiếu của ngành, đặc biệt là trong đối phó với đại dịch Covid-19. Bộ TT&TT không chỉ đóng vai trò tiên phong, “mở đường” mà còn đồng hành, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số.

Kinh tế số Việt Nam sẽ vượt Malaysia, Thái Lan trong 3 năm tới?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, theo những số liệu mới được công bố, kinh tế số Việt Nam đạt cỡ 21 tỷ USD, ngang với Malaysia và thấp hơn Thái Lan trong 3 năm tới. Báo cáo này đưa ra nhận định rằng Việt Nam sẽ vượt Malaysia, Thái Lan và chỉ thua Indonesia về kinh tế số trong khu vực. Thế giới đánh giá kinh tế số Việt Nam sẽ có sự bứt phá trong những năm tới đây.

Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tuy dự báo là thế nhưng cũng sẽ có những khó khăn mà Việt Nam không thể lường trước được. Tuy nhiên, bằng tất cả những gì chúng ta đã chuẩn bị thời gian qua, cộng với tinh thần vượt qua khó khăn, Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu đó…

Theo Phó Thủ tướng, chuyển đổi số là đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, bên cạnh sự đồng hành của Bộ TT&TT còn cần đến sự hỗ trợ và thúc đẩy của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp dưới sự tập hợp của Bộ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự vui mừng khi trong bối cảnh đại dịch, Bộ TT&TT đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp, các chuyên gia, lập rất nhiều các nhóm công tác, tổ làm việc để giải bài toán cụ thể cho từng nơi. Từ đó sẽ nhân rộng.

“Chiến lược lớn đã có rồi, nếu làm được những bài toán cụ thể, thậm chí là nhỏ, sau đó nhân ra thì rất tốt. Năm 2022, chúng ta phải làm mạnh hơn về dữ liệu. Đây là câu chuyện người trong nghề đều biết là việc sống còn. Chúng ta đã có cơ sở dữ liệu về dân cư, giờ cần đẩy mạnh triển khai để phục vụ người dân. Hãy đặt ra những thứ rất cụ thể để người dân thấy thiết thực”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

“Dữ liệu dân cư, dữ liệu doanh nghiệp và dữ liệu về tài nguyên, đặc biệt quan trọng nhất với người Việt Nam là tài nguyên đất đai. Nếu làm được 3 cơ sở dữ liệu lớn đó cộng với thanh toán điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số sẽ có những bước tiến thực chất”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Việt Nam đặt mục tiêu có 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 1 tỷ USD

Theo Bộ TT&TT, doanh thu ngành TT&TT đạt khoảng 3,46 triệu tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9% so với năm 2020, mức tăng trưởng gấp từ 3,6-4,5 lần so với mức dự báo tăng trưởng 2%-2,5% GDP của quốc gia.

Các chỉ số xếp hạng trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành TT&TT đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Báo cáo về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2021 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố, Việt Nam xếp thứ 47/168 quốc gia (tăng 2 bậc so với năm 2020); trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng quốc tế (GCI), từ vị trí 50 năm 2018 lên vị trí 25 của năm 2020…

Năm 2021 ghi dấu ấn bởi số lượng doanh nghiệp ICT tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng thêm 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020 và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ ICT thương hiệu Việt Nam.

Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ tham mưu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số.

Định hướng đến năm 2025, ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Viet Nam vào năm 2025 đạt trên 45%.

Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỷ USD…

Việc triển khai 5G nằm trong nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành viễn thông năm tới. Theo đó, mạng 5G dự kiến được chính thức thương mại hóa trong năm tới, sử dụng các thiết bị Make in Vietnam. Ngành viễn thông cũng nghiên cứu và thúc đẩy áp dụng các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến như MORAN (Multi Operator Radio Access Network, MOCN (Multi-Operator Core Network). Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 25% dân số vào 2025./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch

VOV.VN - “Là trung tâm kinh tế- tài chính chủ đạo của nền kinh tế với xấp xỉ 20% GDP và 10% dân số của cả nước, TP.HCM mang một trọng trách to lớn nhằm tạo nên động lực có sức đột phá lớn cho cả nước trong thời kỳ hậu COVID-19”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt để phục hồi kinh tế sau đại dịch

VOV.VN - “Là trung tâm kinh tế- tài chính chủ đạo của nền kinh tế với xấp xỉ 20% GDP và 10% dân số của cả nước, TP.HCM mang một trọng trách to lớn nhằm tạo nên động lực có sức đột phá lớn cho cả nước trong thời kỳ hậu COVID-19”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn
Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia
Tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia

VOV.VN - Hành trình chuyển đổi số quốc gia để xây dựng kinh tế số, xã hội số mới đang ở giai đoạn khởi động cho một chặng đường dài với nhiều thách thức, cả sự lúng túng từ nhận thức đến hành động.

Tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia

Tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia

VOV.VN - Hành trình chuyển đổi số quốc gia để xây dựng kinh tế số, xã hội số mới đang ở giai đoạn khởi động cho một chặng đường dài với nhiều thách thức, cả sự lúng túng từ nhận thức đến hành động.