Nhà báo Trần Mai Hạnh ra mắt tiểu thuyết về chiến tranh

VOV.VN -“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” có thể coi là một cuốn biên niên sử sống động về những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn

Bằng tâm huyết, lòng say nghề của một nhà báo chiến tranh, một nhân chứng chứng kiến những sự kiện trọng đại của lịch sử, nhà báo Trần Mai Hạnh vừa hoàn thành cuốn Tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.

Sách do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự Thật cho ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 39 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2014). Đây là trường hợp đặc biệt bởi rất hiếm khi nhà xuất bản này cho in một cuốn tiểu thuyết, ở đây là cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử. 

Đây có thể coi là một cuốn biên niên sử sống động về những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Cuốn sách được xây dựng kỳ công trên cơ sở chắt lọc từ khối lượng tài liệu đồ sộ và quý giá, phần nhiều trong số đó có giá trị nguyên bản mà tác giả có cơ duyên tiếp cận được trong những năm tháng làm phóng viên chiến tranh của TTXVN ở chiến trường miền Nam.

Cuốn sách được tác giả ấp ủ thực hiện ra đời sau gần 40 năm kể từ giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 ở Dinh Độc Lập mà tác giả là phóng viên may mắn được chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam.

Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là Đặc phái viên TTXVN, nhà báo Trần Mai Hạnh đã bám sát các binh đoàn chủ lực, theo các đoàn quân tiến vào giải phóng hầu hết các thành phố, thị xã suốt từ Huế tới Sài Gòn.

Những tài liệu thu được trong quá trình tác nghiệp, những trang ghi chép tại trận trong quá trình tham gia chiến dịch và trong những ngày tháng đầu tiên của Sài Gòn giải phóng, những tư liệu quý giá từ phía chính quyền Sài Gòn mà tác giả được tiếp cận, khai thác đã giúp nhà báo Trần Mai Hạnh trong nhiều năm lao động xây dựng nên cuốn sách này.

Nhà báo Trần Mai Hạnh, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Với một cái nhìn điềm tĩnh, khách quan, không thiên kiến, không chen bất cứ bình luận nhận xét cá nhân nào của tác giả cùng với độ lùi gần 4 thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, có thể nói “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” là bức phác thảo toàn cục và chi tiết nói về toàn bộ quá trình diễn ra sự sụp đổ cùng chân dung của hầu hết tướng lĩnh quân đội Sài Gòn và số phận những người cầm đầu chính thể Sài Gòn trong bốn tháng cuối cùng của chiến tranh: Tháng 1, 2, 3, 4 năm 1975 (Từ chiến thắng Phước Long - 1/1975 tới những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập).

Cuốn sách gồm 19 chương, dù mang hơi hướng tiểu thuyết nhưng luôn được ghi chú rõ ràng những tài liệu nguyên bản, bút tích và nguồn tư liệu đáng tin cậy.


Nhà báo Trần Mai Hạnh (thứ 3 từ trái sang) cùng với các nguyên Phó Tổng Giám đốc VOV và các TBT VOV online.

Thời gian càng lùi xa thì diễn biến những sự kiện lịch sử Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 càng được sàng lọc, kiểm nghiệm và thông điệp của nó gửi lại cho chúng ta hôm nay càng sâu sắc hơn.

Nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ: “Cuộc đời tôi cũng nhiều sóng gió, hoàn thành được cuốn sách này cũng là kỳ công, nhiều lúc tưởng không thể xong nổi. Rồi tôi lại nghĩ về những tài liệu quý giá mà mình đang sở hữu, nếu không viết thì ai sẽ là người có được tất cả những tài liệu đó mà hệ thống và dựng nên một tác phẩm. Tôi thấy, mình có nghĩa vụ phải tham gia trả lại một phần sự thật nguyên bản về những giờ phút sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.”

Nhà báo Trần Mai Hạnh sinh ngày 1/1/1943 tại Hải Dương. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII, IX), Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam (khóa VI, VII), Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam...

“Tôi không có gì nhiều để gửi gắm ở cuộc đời này. Từ một học sinh trong một gia đình nghèo được học hành rồi làm nhà báo, được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những giờ phút lịch sử của dân tộc... Đất nước này đã cho tôi nhiều” – nhà báo Trần Mai Hạnh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài 1: Gặp lại những người ủng hộ Việt Nam
Bài 1: Gặp lại những người ủng hộ Việt Nam

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, Mặt trận đoàn kết quốc tế luôn ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đã hình thành và ngày càng lớn mạnh.  

Bài 1: Gặp lại những người ủng hộ Việt Nam

Bài 1: Gặp lại những người ủng hộ Việt Nam

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, Mặt trận đoàn kết quốc tế luôn ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đã hình thành và ngày càng lớn mạnh.  

Bài 2: Quốc tế hát bài Giải phóng miền Nam
Bài 2: Quốc tế hát bài Giải phóng miền Nam

Giải phóng miền Nam - bài hát này ghi dấu những kỷ niệm không thể quên về tấm lòng của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.

Bài 2: Quốc tế hát bài Giải phóng miền Nam

Bài 2: Quốc tế hát bài Giải phóng miền Nam

Giải phóng miền Nam - bài hát này ghi dấu những kỷ niệm không thể quên về tấm lòng của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.

Chúng tôi luôn trân trọng chiến thắng 30/4/1975
Chúng tôi luôn trân trọng chiến thắng 30/4/1975

 “Chúng tôi luôn tự hào là người Việt Nam và tự hào khi thấy Việt Nam mình ngày càng giàu mạnh”. Đó là những suy nghĩ và tình cảm của bà con Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Ai Cập.

Chúng tôi luôn trân trọng chiến thắng 30/4/1975

Chúng tôi luôn trân trọng chiến thắng 30/4/1975

 “Chúng tôi luôn tự hào là người Việt Nam và tự hào khi thấy Việt Nam mình ngày càng giàu mạnh”. Đó là những suy nghĩ và tình cảm của bà con Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Ai Cập.

Học giả Trung Quốc: Chiến thắng 30/4 mang tầm thế giới
Học giả Trung Quốc: Chiến thắng 30/4 mang tầm thế giới

Giáo sư Cốc Nguyên Dương - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới, Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc - là chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam.

Học giả Trung Quốc: Chiến thắng 30/4 mang tầm thế giới

Học giả Trung Quốc: Chiến thắng 30/4 mang tầm thế giới

Giáo sư Cốc Nguyên Dương - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới, Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc - là chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam.