Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Yêu Hà Nội là quan sát Hà Nội chuyển mình

VOV.VN - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội cái tên gợi nhắc về một kinh đô cổ kính, linh thiêng và hào hoa. Nhưng còn có một Hà Nội đang chuyển mình tươi trẻ hiện ra lấp lánh với những cung đường mới dưới góc nhìn của một người trẻ - nhà văn Nguyễn Trương Quý, người đã viết 10 cuốn sách với các góc nhìn khác nhau về Hà Nội.

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội cái tên gợi nhắc về một kinh đô cổ kính, linh thiêng và hào hoa. Nhưng còn có một Hà Nội đang chuyển mình tươi trẻ hiện ra lấp lánh với những cung đường mới dưới góc nhìn của một người trẻ - nhà văn Nguyễn Trương Quý, người đã viết 10 cuốn sách với các góc nhìn khác nhau về Hà Nội. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên VOV2 với anh để cảm nhận tình yêu Hà Nội của những người trẻ...

PV: Xin chào nhà văn Nguyễn Trương Quý, nếu để giới thiệu về mình thì Trương Quý có thể nói là "một Trương Quý rất yêu Hà Nội" không?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Tôi nghĩ rằng chữ "rất" ở đây lại gia tăng một sự "hơi lưỡng lự", thôi mình cứ nói là mình yêu Hà Nội bằng sự chân thật.

PV: Và có lẽ là yêu Hà Nội nên nhà văn có nhiều tác phẩm viết về Hà Nội?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Vâng, cho đến giờ thì tôi cũng đã viết đến cuốn thứ 10 về chủ đề Hà Nội. Cuốn sách mới nhất của tôi có tên là "Hà Nội bảo như thế là thường" cũng tiếp nối mạch suy nghĩ và quan sát những câu chuyện về Hà Nội; nhưng lần này tập trung vào những hành vi văn hóa ẩn đằng sau những hành vi thường nhật về con người; những thói quen ăn mặc, đi lại, suy nghĩ, bày tỏ tình cảm cũng như những quan niệm về giá trị.

PV: Như nhà văn Nguyễn Trương Quý vừa chia sẻ, là một người viết khá nhiều về Hà Nội, vậy anh cảm nhận như thế nào về một Hà Nội chuyển mình? Sự chuyển mình ở đây khác với những nơi khác như thế nào?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Có lẽ chúng ta chứng kiến cuộc thay đổi rất lớn ở bối cảnh đô thị Hà Nội, khung cảnh quy hoạch kiến trúc; một Hà Nội - như chúng ta đã biết - đã được mở rộng ra rất nhiều lần rồi. Có lẽ những ai đi lâu xa mà quay trở lại sẽ rất ngỡ ngàng. Hà Nội có nhiều khu đô thị mới, các quận mới được thành lập trong nhiều năm trở lại đây; cho thấy bức tranh đô thị hóa diễn ra như một nét nổi bật, nét chủ đạo của Hà Nội và gần như là đã tạo ra những khung cảnh mới của Hà Nội. Sự chuyển mình ở đây còn nằm ở trong những vấn đề khác, tức là thay đổi cảnh quan, thay đổi môi trường kéo theo thay đổi về cách ứng xử, cách sống, cách tư duy. Hà Nội không còn là một phạm vi nhỏ hẹp như trước nữa mà đã mở rộng ra rất nhiều. Tất nhiên là sự chuyên mình này mặt khác xác nhận rằng vẫn còn đó giá trị lõi, những cái đằm sâu vẫn tồn tại; người ta vẫn có nhu cầu tìm lại những đường dây kết nối với quá khứ, với những thăng trầm lịch sử. Người ta vẫn thấy rằng, Hà Nội dù phát triển, dù chuyển mình như thế nào đi nữa, thì điều khiến người ta trân trọng, nhớ về Hà Nội bởi những giá trị có thể coi là được bồi đắp, được tồn giữ như thế.

PV: Nhiều người gọi Nguyễn Trương Quý là "biên niên về Hà Nội" hay "từ điển sống về Hà Nội". Điều này do đâu mà có, phải chăng là một tình yêu Hà Nội rất khác ở Nguyễn Trương Quý?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Có lẽ đấy là cách gọi ưu ái của truyền thông gắn cho tôi. Tôi cũng chỉ làm công việc rất khiêm tốn là mình mở to đôi mắt và cảm xúc của mình để quan sát và thẩm thấu sự biến đổi của Hà Nội.

Chỉ cần ngồi ở góc phố Hà Nội, ở quán nước hay vỉa hè, chúng ta thấy nườm nượp cuộc sống đi qua, bao nhiêu khuôn hình vạn trạng cho sự thay đổi đó. Nó cũng đủ chất liệu để cho bất cứ một nhà văn, hay là một người viết, một người làm nghệ thuật nào cũng có thể ghi lại một cách sinh động.

PV: Hà Nội thường được mặc định là cổ kính, rêu phong của phố cổ, sự trầm mặc của tháp Rùa. Nhưng liệu có một Hà Nội trẻ trung ở góc nhìn khác của Nguyễn Trương Quý hay không? Một Hà Nội như là Nguyễn Trương Quý có từng nói là một đô thị hiếu sự và lạ lùng?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: Bản thân tôi đã từng có những cuốn sách khảo cứu về những phương tiện hiện đại, chẳng hạn như cuốn "Xe máy tiếu ngạo" - viết hẳn riêng về xe máy. Trong đó tôi bàn luận về chuyện đi xe máy thế nào, cái xe máy đã tác động hành vi và thậm chí tạo ra hành vi mới cho người đô thị, nhất là Hà Nội như thế nào.

Tôi cũng viết về những cái thứ khác như là những cái sự thay đổi trong quy hoạch, ngôi nhà ở Hà Nội bây giờ, hay là những món ăn của đời sống dân dã như món phở, hay liên quan đến đời sống của những người làm ở văn phòng, dân đô thị - cư dân gọi là "bàn giấy" …có tên gọi "Ăn phở rất khó thấy ngon". Đấy là những cuốn sách mà tôi đã viết, thì mỗi cuốn lại có một cái cuộc hành trình của mình khám phá Hà Nội ở góc độ khác nhau.

Tất nhiên là ngay những cái viết về cái hiện đại đó thì tôi vẫn cứ không quên những đường dây đối với thời quá vãng; cũng có lấp lánh những cái câu chuyện về mặt người trẻ suy nghĩ về giá trị cũ, luôn luôn có sự so sánh đối chiếu

Tôi nghĩ rằng nguyên cái chuyện chất liệu ở Hà Nội thì khó nói là cổ kính, trầm mặc hay là hiện đại, mới mẻ. Phương diện khía cạnh đó luôn luôn xoắn quyện vào nhau, nó giống như cái cài răng lược. Mấy sợi dây đó cứ bện lại thành một dây thừng không thể nào tách rời. Và nó tạo nên một Hà Nội rất riêng biệt, tôi nghĩ đó là dẫn chứng sinh động của sự song hành, phát triển của rất nhiều tuyến văn hóa và trầm tích quá khứ xen với hiện đại. 

PV: Vâng, cảm ơn nhà văn Nguyễn Trương Quý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Viết về lịch sử là một trọng trách lớn
Viết về lịch sử là một trọng trách lớn

VOV.VN - Với “Đức Thánh Trần” và mới đây là “Trần Thủ Độ”, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ, thú vị cùngcái nhìn trọn vẹn hơn về nhân vật lịch sử và thời cuộc.

Viết về lịch sử là một trọng trách lớn

Viết về lịch sử là một trọng trách lớn

VOV.VN - Với “Đức Thánh Trần” và mới đây là “Trần Thủ Độ”, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ, thú vị cùngcái nhìn trọn vẹn hơn về nhân vật lịch sử và thời cuộc.

Mai Lâm - Người Kể Chuyện Hà Nội
Mai Lâm - Người Kể Chuyện Hà Nội

VOV.VN - Những sáng tác về Hà Nội, mới và cũ, của một...”tay chơi Hà Nội”, giờ định cư ở Đức – đó là Mai Lâm.

Mai Lâm - Người Kể Chuyện Hà Nội

Mai Lâm - Người Kể Chuyện Hà Nội

VOV.VN - Những sáng tác về Hà Nội, mới và cũ, của một...”tay chơi Hà Nội”, giờ định cư ở Đức – đó là Mai Lâm.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

VOV.VN - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tỏa sáng đất rồng thiêng”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

VOV.VN - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tỏa sáng đất rồng thiêng”.

Vợ nhạc sĩ Phú Quang bật khóc khi thay chồng nhận Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội
Vợ nhạc sĩ Phú Quang bật khóc khi thay chồng nhận Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội

VOV.VN - Vì đang lâm bệnh nặng, nhạc sĩ Phú Quang không thể đến dự Lễ trao giải ngày hôm nay. Phu nhân nhạc sĩ Phú Quang, bà Trịnh Anh Thư trên sân khấu nhận giải thay chồng đã bật khóc vì xúc động. 

Vợ nhạc sĩ Phú Quang bật khóc khi thay chồng nhận Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội

Vợ nhạc sĩ Phú Quang bật khóc khi thay chồng nhận Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội

VOV.VN - Vì đang lâm bệnh nặng, nhạc sĩ Phú Quang không thể đến dự Lễ trao giải ngày hôm nay. Phu nhân nhạc sĩ Phú Quang, bà Trịnh Anh Thư trên sân khấu nhận giải thay chồng đã bật khóc vì xúc động.