Nhiều phát hiện khảo cổ học mới góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử dân tộc

VOV.VN - Hơn 450 thông báo tại hội nghị cho thấy hoạt động khảo cổ học trong năm 2019 – 2020 diễn ra đều khắp trên toàn quốc và đạt hiệu quả cao.

Trong 2 ngày 29-30/9, tại thành phố Hải Phòng, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao Hải Phòng tổ chức hội nghị thông báo những kết quả phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 55. Nhiều phát hiện khảo cổ học mới đã góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử dân tộc.

Hơn 450 thông báo tại hội nghị cho thấy hoạt động khảo cổ học trong năm 2019 – 2020 diễn ra đều khắp trên toàn quốc và đạt hiệu quả cao. Trong đó, Khảo cổ học Tiền sử có các thông báo về Di tích có niên đại sớm nhất được khai quật là Di tích cư trú Tuần Quán 1 tại Yên Bái – niên đại hậu kỳ Đá cũ. Bộ môn Khảo cổ học lịch sử cũng có nhiều kết quả đáng quan trọng, như: Khai quật di tích Cúc Bồ (Hải Dương) – một địa điểm cư trú có niên đại thế kỷ 1-3, thuộc loại hình kiến trúc dinh thự của khu vực huyện trị thời Đông Hán hay những phát hiện liên quan đến dấu tích cọc gỗ Đại La ở Vườn Hồng (Hà Nội), dấu vết thời Trần trên đất Hoành Bồ (Quảng Ninh), hào thành và gia cố chân thành ở Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa)...

Trong lĩnh vực khảo cổ học dưới nước, đáng chú ý nhất là hai cuộc khai quật bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng (xã Liên Khê và xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Từ kết quả xác định niên đại tuyệt đối các mẫu cọc gỗ phát hiện được, bước đầu đoàn khai quật nhận định, di tích bãi cọc Cao Quỳ có niên đại khoảng cuối thế kỷ 13, liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 trên sông Bạch Đằng của quân dân triều Trần.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học – Xã hội Việt Nam đánh giá: Những kết quả này đã góp phần nhận thức rõ hơn lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển con người Việt Nam.

Ông nói: "Trong 1 năm qua, ngành khảo cổ học đã thu được những thành quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào việc nhận thức quá trình tiến hóa của người, cùng với các cơ tầng văn hóa thời tiền sử và các thể chế chính trị - xã hội thời lịch sử; khẳng định giá trị các nền văn hóa, văn minh, văn hiến Đại Việt gắn với những chiến công lừng lẫy, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ngành khảo học đã tư vấn cho các cơ quan quản lý văn hóa tiến hành quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di tích khảo cổ và di sản văn hóa"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đề xuất bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đang bị xâm phạm
Hà Nội đề xuất bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đang bị xâm phạm

VOV.VN - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề xuất giải pháp bảo tồn khi di chỉ Vườn Chuối đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Hà Nội đề xuất bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đang bị xâm phạm

Hà Nội đề xuất bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đang bị xâm phạm

VOV.VN - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề xuất giải pháp bảo tồn khi di chỉ Vườn Chuối đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Chiêm ngưỡng những báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Hà Nội
Chiêm ngưỡng những báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Hà Nội

VOV.VN - 300 báu vật là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam qua 3 giai đoạn, tính từ thời tiền sử.

Chiêm ngưỡng những báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Hà Nội

Chiêm ngưỡng những báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Hà Nội

VOV.VN - 300 báu vật là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam qua 3 giai đoạn, tính từ thời tiền sử.

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức
“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên những báu vật khảo cổ học của nước ta được đưa ra trưng bày tại nước ngoài.

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” được trưng bày tại Đức

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên những báu vật khảo cổ học của nước ta được đưa ra trưng bày tại nước ngoài.