Nhộn nhịp phố ông đồ những ngày cận Tết

VOV.VN - Tại TPHCM, những ngày cận Tết nhiều người dân đổ dồn về khu phố ông đồ tại Nhà văn hoá Thanh niên khiến không gian nơi đây trở nên sôi động, tấp nập.

Đây là năm thứ 13 liên tiếp phố ông đồ thuộc khuôn viên Nhà văn hoá Thanh niên trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 được tổ chức đã tạo nên một điểm đến quen thuộc, một nét văn hoá đặc sắc và giàu ý nghĩa cho người dân TPHCM.

Năm nay, khu vực này nổi bật với những hàng mai giả lớn vàng óng, kéo dài từ trong sân Nhà văn hoá thanh niên ra tận lề đường bên ngoài. Nhiều bạn trẻ thướt tha trong những bộ trang phục áo dài truyền thống tìm đến để chụp hình với không gian tràn ngập sắc mai vàng và tạo dáng với những bức thư pháp. Tại đây cũng có dịch vụ cho thuê áo dài với mức giá từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Hoạt động viết thư pháp, cho chữ diễn ra tấp nập, nhộn nhịp.
Bà Đinh Thị Hoa, người dân quận Tân Bình cùng nhóm bạn tới tham quan, chụp hình tại phố ông đồ cho biết: “Năm nào đến mùa Tết thì đây là một điểm đến của người dân thành phố. Sài Gòn có những điểm đến như vậy sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn, đây là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống cần được lưu giữ”.

Nhiều bạn trẻ trong trang phục truyền thống tạo dáng với mai vàng.
Hoạt động viết thư pháp và xin chữ diễn ra tấp nập, khoảng 30 gian hàng bày biện nhiều câu đối chúc Tết. Gần 20 “ông đồ”, hầu hết là những người trẻ cả nam lẫn nữ trong trang phục truyền thống chăm chú ngồi viết những chữ Xuân, chữ Phúc, chữ Tâm… trên giấy liễn dưới những mái lều lợp tranh. Ông Phạm Hoài Nam, ngụ quận Bình Thạnh cùng con trai 14 tuổi đến đây để xin chữ "Nhẫn".

Ông Nam cho biết theo truyền thống của người Việt, mỗi dịp đầu năm mọi người đi xin chữ với mong muốn một năm mới bình an, nhiều điều may mắn. Nhận xét về hoạt động xin chữ đầu năm tại TPHCM, ông Nam nói: "Tôi cũng đã xin chữ ở Hà Nội, tôi thấy ở trong miền Nam không khí sôi động, thoải mái và tươi trẻ hơn, còn ở ngoài Bắc mang không khí hoài cổ".

Những “ông đồ” hầu hết là thành viên trong Câu lạc bộ Thư pháp, độ tuổi trải dài từ 18 tuổi đến 55 tuổi. Đa số là những người trẻ làm nhiều ngành nghề khác nhau như kiến trúc sư, thiết kế, giáo viên…cùng chung đam mê thư pháp.

"Ông đồ" Phạm Thị Thuỷ Tiên, vốn làm nghề biên kịch nhưng những ngày giáp Tết có nhiều thời gian rảnh rỗi nên Thuỷ Tiên ra phố ông đồ để viết chữ với mong muốn gìn giữ nét văn hoá đẹp của người Việt:"Chữ được du khách xin nhiều nhất là chữ An, chữ Phúc, chữ Tài. Đặc biệt nhiều người đến đây muốn xin những câu chúc sức khoẻ, bình an cho cha mẹ mình"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP. Hồ Chí Minh: Nam thanh nữ tú du xuân sớm ở phố ông Đồ
TP. Hồ Chí Minh: Nam thanh nữ tú du xuân sớm ở phố ông Đồ

VOV.VN - Tết đến xuân về, phố ông Đồ trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TPHCM lại trở thành điểm hẹn du xuân của người dân thành phố và du khách. 

TP. Hồ Chí Minh: Nam thanh nữ tú du xuân sớm ở phố ông Đồ

TP. Hồ Chí Minh: Nam thanh nữ tú du xuân sớm ở phố ông Đồ

VOV.VN - Tết đến xuân về, phố ông Đồ trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TPHCM lại trở thành điểm hẹn du xuân của người dân thành phố và du khách. 

Văn Miếu đã tuyển lựa 60 “ông đồ” cho Hội chữ xuân Kỷ Hợi
Văn Miếu đã tuyển lựa 60 “ông đồ” cho Hội chữ xuân Kỷ Hợi

VOV.VN - Đối tượng tham dự cuộc thi năm nay chủ yếu là thành viên của các CLB thư pháp trên địa bàn Hà Nội.

Văn Miếu đã tuyển lựa 60 “ông đồ” cho Hội chữ xuân Kỷ Hợi

Văn Miếu đã tuyển lựa 60 “ông đồ” cho Hội chữ xuân Kỷ Hợi

VOV.VN - Đối tượng tham dự cuộc thi năm nay chủ yếu là thành viên của các CLB thư pháp trên địa bàn Hà Nội.