Các phòng xét nghiệm Covid-19 tại Nam Phi kiếm bộn tiền từ hành vi “thổi giá”

VOV.VN - Ủy ban Cạnh tranh đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện sau khi nhận được đơn khiếu nại cáo buộc nhiều cơ sở xét nghiệm đã thổi giá xét nghiệm PCR với mức cao cắt cổ và không chính đáng.

Giá của một bộ kit xét nghiệm Covid-19 tại Nam Phi đã giảm gần một nửa, từ 850 Rand (tương đương 1.233.000 VND) xuống còn 500 Rand (725.000 VND) sau khi Ủy ban Cạnh tranh nước này phát hiện nhiều công ty xét nghiệm đang lợi dụng dịch bệnh để nâng giá.

Kiếm bộn tiền từ hành vi thao túng giá xét nghiệm

Trước đó các phòng xét nghiệm tư nhân lớn của Nam Phi đã thẳng thừng bác bỏ việc thổi giá đối với các bộ kit xét nghiệm Covid-19. Hiện giờ, dưới sức ép của Ủy ban Cạnh tranh, hai cơ sở xét nghiệm - Ampath và Lancet – đã giảm chi phí xuống còn gần 500 Rand. Điều đó đồng nghĩa với việc người làm xét nghiệm tại 2 cơ sở này chỉ phải trả ít hơn 41% chi phí so với thời điểm cách đây vài ngày.

Thành viên Ủy ban Cạnh tranh, ông Tembinkosi Bonakele tiết lộ, 2 cơ sở xét nghiệm này đã đạt được thỏa thuận với ủy ban về chi phí xét nghiệm và đồng ý duy trì mức giá mới trong vòng 2 năm tới, thậm chí có thể giảm thêm. Tuy vậy, Pathcare - phòng xét nghiệm tư nhân lớn thứ 3 tại Nam Phi vẫn chưa đạt thỏa thuận và phí xét nghiệm của họ vẫn là 750 Rand.

Phát biểu với báo chí, ông Tembinkosi Bonakele cho biết, trong những tháng gần đây, các phòng xét nghiệm tư nhân này đã được hưởng siêu lợi nhuận nhờ vào việc xét nghiệm Covid-19.  Doanh thu của họ trong vòng 20 tháng kể từ khi dịch Covid-19 hoành hành ở mức hơn 8 tỷ Rand.

Ủy ban Cạnh tranh đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện sau khi nhận được đơn khiếu nại từ Hội đồng Chương trình y tế cáo buộc những cơ sở nói trên đã thổi giá xét nghiệm PCR với mức cao cắt cổ và không chính đáng.

Theo quan chức này, kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, chi phí xét nghiệm đã giảm đáng kể do sự cải thiện về công nghệ, kỹ thuật. Tuy nhiên, những cơ sở nói trên đã không cung cấp lợi ích này cho người dân. “Chúng tôi nhận thấy tỷ suất lợi nhuận của những công ty này cao một cách bất thường và vì vậy việc cắt giảm chi phí sẽ đảm bảo họ không thể tiếp tục trục lợi trong thời gian dịch bệnh bùng phát”.

Ông Tembinkosi Bonakele cho biết, để đạt được thỏa thuận này, các bên đã trải qua quá trình đàm phán đầy căng thẳng. Trong các cuộc đàm phán với Ủy ban Cạnh tranh, một trong số các cơ sở nói trên lập luận rằng, nếu buộc phải giảm phí xét nghiệm, họ sẽ bị thua lỗ.

Nhưng ông Tembinkosi Bonakele nói rằng, các số liệu tại những phòng thí nghiệm này đã cho thấy một bức tranh khác. “Chúng tôi đã nắm được chi phí thực tế của họ và đã làm việc với họ để loại bỏ những thứ không cần thiết chẳng hạn như tính phí hai lần hoặc tăng chi phí. Cuối cùng chúng tôi đưa ra kết luận rằng, họ vẫn có thể có lợi nhuận khi tính giá 500 Rand cho 1 lần xét nghiệm và đây là mức hợp lý để xử lý các xét nghiệm Covid-19”.

Theo thỏa thuận được Tòa án Nam Phi phê chuẩn tuần trước, 2 phòng thí nghiệm trên sẽ phải gửi báo cáo về việc tuân thủ quy định cho Ủy ban Cạnh tranh 3 tháng một lần, đồng thời phải thông báo trước nếu có bất cứ sự thay đổi quan trọng nào về phí xét nghiệm. Tuy vậy, Lancet và Ampath đã thận trọng nói rằng quyết định cắt giảm chi phí xét nghiệm không đồng nghĩa với việc họ thừa nhận hành vi thao túng giá cả.

Câu hỏi về đạo đức trong việc định giá xét nghiệm

Với số tiền mà người dân Nam Phi và các cơ quan viện trợ y tế phải chi trả cho những phòng xét nghiệm này trong những tháng gần đây, nhiều người đã đặt ra câu hỏi tại sao phải mất một thời gian dài Ủy ban Cạnh tranh mới đưa ra giải pháp xử lý hành vi nâng giá.

Khi được hỏi về điều này, ông Bonakele nói rằng, mức phí xét nghiệm đã thay đổi liên tục trong suốt quá trình dịch bệnh hoành hành, kèm với đó là số lượng xét nghiệm gia tăng.

“Ở giai đoạn đầu, mức giá 850 Rand cho một xét nghiệm là điều có thể chấp nhận được. Nhưng khi chi phí nhập khẩu bộ xét nghiệm giảm xuống, thì các cơ sở đó lại không chịu điều chỉnh giá cả”.

Bonakele cho biết, trong các cuộc họp với đại diện của các công ty tư nhân – trong đó có cả những công ty tính phí quá cao đối với thiết bị bảo hộ cá nhân, ông đã hỏi họ rằng, liệu họ có đang trục lợi từ đại dịch hay không.

“Các bên đã đưa ra những câu trả lời rất khác nhau. Nhưng tôi cho rằng điều này liên quan đến đạo đức của mỗi cá nhân”.

Theo ông Bonakele, không có một chuẩn mực về đạo đức nào trong việc bán các thiết bị xét nghiệm hay thiết bị bảo hộ cá nhân. Có những người sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng cũng có những người sẵn sàng chà đạp lên lợi ích cộng đồng và lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Ủy ban Cạnh tranh Nam Phi tuyên bố rằng, chừng nào đại dịch còn tiếp diễn, chừng đó cơ quan này sẽ tiếp tục theo dõi giá cả xét nghiệm để ngăn chặn hành vi thổi giá. Bất cứ người nào phải chi trả nhiều hơn 500 Rand cho một lần xét nghiệm đều có thể thông báo với ủy ban qua email hoặc đường dây nóng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế: Vụ việc nâng khống giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á là rất nghiêm trọng
Bộ Y tế: Vụ việc nâng khống giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á là rất nghiêm trọng

VOV.VN - Ngày 21/12, Bộ Y tế nêu rõ, việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á là rất nghiêm trọng, cần phải được xử lý nghiêm minh.

Bộ Y tế: Vụ việc nâng khống giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á là rất nghiêm trọng

Bộ Y tế: Vụ việc nâng khống giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á là rất nghiêm trọng

VOV.VN - Ngày 21/12, Bộ Y tế nêu rõ, việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á là rất nghiêm trọng, cần phải được xử lý nghiêm minh.

Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk: Không có tiêu cực trong việc mua kit xét nghiệm Việt Á
Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk: Không có tiêu cực trong việc mua kit xét nghiệm Việt Á

VOV.VN - Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk khẳng định, tỉnh đã mua hơn 20.000 kit xét nghiệm Covid-19  từ Công ty này, giá 367.000 đồng/kit. Quá trình mua được thực hiện theo đúng quy định, không có tiêu cực.

Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk: Không có tiêu cực trong việc mua kit xét nghiệm Việt Á

Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk: Không có tiêu cực trong việc mua kit xét nghiệm Việt Á

VOV.VN - Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk khẳng định, tỉnh đã mua hơn 20.000 kit xét nghiệm Covid-19  từ Công ty này, giá 367.000 đồng/kit. Quá trình mua được thực hiện theo đúng quy định, không có tiêu cực.

CDC Gia Lai đã mua bao nhiêu kit xét nghiệm của Công ty Việt Á?
CDC Gia Lai đã mua bao nhiêu kit xét nghiệm của Công ty Việt Á?

VOV.VN - Sáng 21/12, ông Hồ Ngọc Gia- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Gia Lai cho biết, đơn vị chỉ "bất đắc dĩ" mua 960 kit xét nghiệm RT-PCR của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á với giá 470.000 đồng/kit.

CDC Gia Lai đã mua bao nhiêu kit xét nghiệm của Công ty Việt Á?

CDC Gia Lai đã mua bao nhiêu kit xét nghiệm của Công ty Việt Á?

VOV.VN - Sáng 21/12, ông Hồ Ngọc Gia- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Gia Lai cho biết, đơn vị chỉ "bất đắc dĩ" mua 960 kit xét nghiệm RT-PCR của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á với giá 470.000 đồng/kit.