Tăng trưởng GDP thấp hơn kịch bản đề ra, sức ép 6 tháng cuối năm rất lớn

VOV.VN - Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 3,72%, thấp hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/2023 (6,2%), tạo sức ép lớn của 6 tháng cuối năm.

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 diễn ra chiều tối nay (4/7), trả lời báo chí về giải pháp trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng GDP đạt 3,72%, thấp hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,2%), tác động mạnh đến tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong 2 kịch bản tăng trưởng vừa được Bộ cập nhật, dù kịch bản thấp, với tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6%, thì tăng trưởng quý III cũng phải đạt 6,8%, quý IV đạt 9%, tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,0%.

Với kịch bản tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5%, thì tăng trưởng quý III phải đạt 7,4%, quý IV đạt 10,3% (cao hơn lần lượt 0,9 điểm % và 3,2 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP), tính chung 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt 8,9%. Đây là thách thức rất lớn.

Thứ trưởng Trần Quốc chỉ rõ, trong 6 tháng cuối năm, khó khăn, thách thức còn rất lớn, tạo rủi ro, sức ép lên công tác điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn. Trong khi, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp trong nước còn yếu sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các giải pháp trọng tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, trong thời gian tới, cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn, tạo thành tác động cộng hưởng, phát huy tối đa hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tranh thủ mọi cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi tăng trưởng, thực hiện các giải pháp trong trung và dài hạn.

Cần triển khai nhanh, hiệu quả hơn nữa các giải pháp đã ban hành, đồng thời tiếp tục, chủ động có các giải pháp mới:

Thứ nhất, tập trung theo dõi, nắm chắc tình hình trong và ngoài nước, chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp vượt thẩm quyền.

Thứ hai, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa ngay các quy định, thủ tục hành chính gắn với tăng cường phân cấp, phân quyền.

Thứ ba, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, thúc đẩy các động lực tăng trưởng về tiêu dùng trong nước, đầu tư (bao gồm khu vực tư nhân trong nước, doanh nghiệp nhà nước, thu hút FDI và đầu tư công), xuất khẩu.

Thứ tư, tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, lao động. Tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết số 33/NQ-CP về thị trường bất động sản, Nghị quyết số 06/NQ-CP về thị trường lao động.

Thứ năm, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, triệt để tiết kiệm chi; bảo đảm an ninh năng lượng; tăng cường tự chủ nguồn cung xăng dầu; cung cấp đủ điện cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt; tập trung điều tiết sản xuất, quản lý thị trường nhằm ổn định cung - cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, hạn chế tối đa nâng giá hàng hóa, dịch vụ khi điều chỉnh tiền lương...

Thứ sáu, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, bảo đảm đời sống người dân, chú trọng nâng cao chất lượng, giải quyết triệt để các vấn đề bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảm bảo 4 "hài hòa" trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng kinh tế
Đảm bảo 4 "hài hòa" trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu, trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: Lãi suất và tỉ giá; Tăng trưởng và lạm phát; Giữa cung và cầu; Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Đảm bảo 4 "hài hòa" trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng kinh tế

Đảm bảo 4 "hài hòa" trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu, trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: Lãi suất và tỉ giá; Tăng trưởng và lạm phát; Giữa cung và cầu; Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Nhận định 4 cơ hội và 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2023
Nhận định 4 cơ hội và 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2023

VOV.VN - Cần tăng cường tính liên kết và chú trọng giải pháp phát triển doanh nghiệp với nâng cao năng lực thực chất, bền vững, đây là thông điệp đáng chú ý được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2023 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức sáng nay tại Hà Nội. 

Nhận định 4 cơ hội và 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2023

Nhận định 4 cơ hội và 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2023

VOV.VN - Cần tăng cường tính liên kết và chú trọng giải pháp phát triển doanh nghiệp với nâng cao năng lực thực chất, bền vững, đây là thông điệp đáng chú ý được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2023 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức sáng nay tại Hà Nội. 

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

VOV.VN - Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

VOV.VN - Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.