Phát hiện di tích thời Hùng Vương tại Tuyên Quang

Trong đợt khảo sát khảo cổ học tại một số xã phía nam huyện Sơn Dương, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Tuyên Quang đã tìm thấy một số di tích thời kỳ kim khí.  

Hiện vật thu đư­ợc gồm đồ gốm 187 mảnh: 12 mảnh miệng (8 miệng loe, 4 miệng thẳng), 2 mảnh đáy bằng, 1 mảnh chân giò gốm, 172 mảnh thân. 153/187 mảnh có hoa văn gồm: 138 mảnh hoa văn thừng (98 thừng mịn, 40 thừng thô), 13 hoa văn khắc vạch, 3 khắc vạch kết hợp in chấm cuống rạ (trên bản miệng).

Căn cứ vào các tài liệu phát hiện được, cho thấy đây là di chỉ cư­ trú của người thời đại Hùng V­ương thuộc giai đoạn Gò Mun, có niên đại cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện đ­ược di chỉ cư­ trú có tầng văn hóa nguyên vẹn của ngư­ời thời đại Hùng Vương trên đất Tuyên Quang.

Một tấm đá phiến magma được đoàn khảo sát tìm thấy

Di tích gồm một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trần), có hình khối giống một con thuyền, với hai bề mặt khá phẳng, chiều dài gần 3 m, rộng từ 0,9 - 1m, dày từ 0,30m - 0,35m, phân bố theo hư­ớng bắc - nam. Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá đã bị lớp phong hoá bao phủ rất dày. Đáng chú ý là ở mỗi một đầu tấm đá đ­ược kê cao trên một số tảng đá to hình nêm, chôn rất sâu trong lòng đất. Tất cả tảng đá kê phía dư­ới có cùng chất liệu với tấm trần bên trên. Hiện tại, tấm đá lớn đ­ược kê cao hơn mặt đất 0,45m

Đoàn khảo sát cho rằng, đây chính là loại hình di tích khảo cổ ít gặp trên đất nước ta, loại hình di tích Dolmel, một trong những loại hình của văn hoá Cự Thạch, còn gọi là văn hoá Đá lớn (Megalithic culture). Di tích Dolmen ở Thiện Kế có cấu trúc t­ương tự với di tích Cự thạch ở Cao Bằng, Bắc Giang và Sóc Sơn (Hà Nội).

Di tích Cự thạch - Thiện Kế có thể liên quan đến tục thờ Thần đá của các cư­ dân tiền sử nơi đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên