Quy trình sản xuất rượu Nếp Than của người Cơ Tu

VOV.VN - Rượu Nếp Than là loại rượu truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là thức uống thơm ngon, hấp dẫn của bà con trong cuộc sống hàng ngày cũng như những dịp lễ hội. Với rượu Nếp Than, người Cơ Tu sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nhưng sau khi chế biến vẫn giữ được hương vị đặc trưng.

Phóng viên đã gặp gỡ, trao đổi với chị Pơ Loong Trà, ở thôn A Dinh, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu Nếp Than của đồng bào Cơ Tu.

PV: Xin chào Chị Pơ Loong Trà! Từ khi nào chị biết đến rượu Nếp Than của người Cơ Tu? Ai là người truyền nghề cho chị?

Chị Pơ Loong Trà: Từ nhỏ tôi xem bố mẹ làm rượu Nếp Than và cũng chính bố mẹ là những người đầu tiên chỉ dạy cho tôi cách làm rượu Nếp Than của người Cơ Tu. Ngoài ra, tôi cũng tự mày mò, tự học hỏi thêm từ nhiều người khác nữa. Đến năm 2019 tôi bắt đầu tự làm và bán cho đến bây giờ.

PV: Là người trẻ, vì sao chị lại yêu thích nghề làm rượu Nếp Than mà không phải là công việc khác thích hợp hơn?

Chị Pơ Loong Trà: Thật sự tôi rất thích ăn gạo Nếp Than của người Cơ Tu. Đây là một loại gạo truyền thống từ bao đời nay của bà con. Một phần vì tôi cũng muốn giữ gìn giống gạo này, không muốn mất đi. Nếp Than có rất nhiều công dụng, sử dụng rất tốt cho sức khoẻ, có thể làm rượu, bánh, trà... rất an toàn cho người sử dụng. Vì những lý do trên mà tôi yêu thích công việc này.

PV: Quy trình xử lý nguyên liệu và chưng cất rượu Nếp Than như thế nào? Nó đòi hỏi những công đoạn gì để có được rượu Nếp Than thơm ngon?

Chị Pơ Loong Trà: Muốn làm rượu Nếp Than điều đầu tiên cần phải có là gạo Nếp Than và men tự nhiên được lấy từ rừng. Đây là 2 nguyên liệu chính không thể thiếu được. Sau khi nấu chín gạo Nếp Than thì lấy ra để nguội, sau đó rải men, trộn đều rồi bỏ vô ché và bước còn lại là bỏ trấu vô... Làm đầy đủ từng bước kỹ càng như vậy thì rượu uống mới thơm, mới ngon được.

PV: Quá trình làm bao lâu thì có thể sử dụng được rượu? Việc bảo quản rượu như thế nào cho an toàn, thưa chị?

Chị Pơ Loong Trà: Sau khi làm xong các bước như trên thì phải đậy, cột miệng ché thật kín. Khoảng một tuần bắt đầu lên men và tầm hai tuần là có thể sử dụng được. Khi lấy ra sử dụng thì trước tiên phải đổ nước sôi để nguội vào và sử dụng ngay luôn, như vậy mới thơm ngon. Chứ đã mở nắp và đổ nước vào rồi mà để qua hai, ba ngày sau rượu sẽ chua, dễ bị hư và không sử dụng được nữa. Còn nếu đổ ra chai, muốn bảo quản được lâu ngày hơn thì bỏ thêm gạo nếp vào chai rượu, như vậy có thể giữ được vài ngày.

PV: Mỗi ngày chị nấu khoảng bao nhiêu lít rượu Nếp Than và giá mỗi lít được bao nhiêu ạ?

Chị Pơ Loong Trà: Hàng năm, chỉ tiêu tôi đặt ra là khoảng 100 đến 200 hủ rượu Nếp Than. Tôi tranh thủ dịp cuối tuần nấu rượu, mỗi tuần cũng được hơn 10 hủ. Mỗi một bình tôi bán là khoảng 1 lít với giá 50 ngàn đồng. Nếu bán theo ché thì giá cao hơn. Cuối năm 2022 có chương trình khai trương ở Đà Nẵng đặt mua 50 hủ rượu Nếp Than. Lúc đó tôi đầu tư 30 triệu, sau đó thu về cùng được hơn 50 triệu. Vào dịp lễ, Tết, các hoạt động bên Đoàn, Hội trong huyện, tỉnh... họ đặt mua nhiều nên những dịp như thế tôi làm nhiều hơn so với mọi khi. Nói chung cũng có nguồn thu nhập ổn định.

PV: Với chị, khó khăn và thuận lợi trong việc làm rượu Nếp Than này là gì?

Chị Pơ Loong Trà: Khó khăn nhất là chỗ khâu nấu rượu, rượu phải nấu rất kỹ nên rất lâu. Nhiều lúc nấu khoảng 40-50 hủ phải chờ mất một, hai hôm rất vất vả. Khó khăn thứ hai nữa là gạo Nếp Than với men tự nhiên rất hạn hẹp, phải đi gom mua từ nhiều nơi mới đủ. Còn lại, những khâu khác không quá khó khăn, làm rất nhanh. Bây giờ gia đình cũng trồng được vài ang nếp than nên cũng đỡ khó khăn hơn về nguyên liệu.

PV: Thời công nghệ 4.0, nhiều người không chỉ kinh doanh theo cách truyền thống mà còn đẩy mạnh kinh doanh qua mạng xã hội. Với chị thì sao ạ?

Chị Pơ Loong Trà: Tôi có bán, quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội chứ. Có nhiều khách quen, tin tưởng đặt mua sản phẩm của tôi. Có ngày khách đặt 5, 6 hủ, thậm chí 10 hủ. Nhờ mạng xã hội mà tôi có thêm nhiều khách hàng đặt mua, chủ yếu khách quen trong tỉnh và ngoài tỉnh. Sản phẩm làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên nên khách rất ưa chuộng.

PV: So với trước đây thì việc kinh doanh rượu Nếp Than bây giờ có thuận lợi hơn không, thưa chị?

Chị Pơ Loong Trà: Tôi bắt đầu quảng bá, bán sản phẩm rượu Nếp Than trên mạng xã hội từ hai, ba năm nay rồi. Nói thật, thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây, nhờ có mạng xã hội mà sản phẩm này được nhiều người biết đến và tìm mua hơn. Tôi muốn quảng bá nhiều hơn để nhiều người trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả nước biết đến sản phẩm rượu Nếp Than truyền thống của người Cơ Tu.

PV: Trong tương lai, chị có tiếp tục đầu tư dòng sản phẩm này cũng như nhiều sản phẩm khác nữa không?

Chị Pơ Loong Trà: Chắc chắn rồi. Tôi muốn sau này có điều kiện mở cơ sở chuyên sản xuất, thu mua các loại sản phẩm được làm từ gạo Nếp Than như rượu, bánh, cốm, chè... Ngoài ra, tôi làm thêm sản phẩm về muối tiêu rừng nữa. Nói chung, tất cả sản phẩm tự nhiên, truyền thống của bà con tôi rất thích và sẽ đẩy mạnh đầu tư trong tương lai.

PV: Là người còn trẻ, lại yêu văn hoá truyền thống của đồng bào mình. Vậy, chị có điều gì muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ bây giờ?

Chị Pơ Loong Trà: Tôi muốn các bạn trẻ luôn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào mình, đừng để bị mai một. Đặc biệt, gạo Nếp Than giờ không còn nhiều nữa, mong các bạn cố gắng giữ lại loại giống nếp này, nếu không, sau này mất đi thì con cháu không còn biết và còn sử dụng được gạo Nếp Than, rượu Nếp Than của Cơ Tu mình nữa.

PV: Vâng! Cảm ơn chị Trà rất nhiều về cuộc trò chuyện này!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng tập trung đầu tư, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu
Đà Nẵng tập trung đầu tư, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đề án, có chính sách đầu tư, hỗ trợ các địa phương bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có dệt thổ cẩm Cơ Tu.

Đà Nẵng tập trung đầu tư, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu

Đà Nẵng tập trung đầu tư, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đề án, có chính sách đầu tư, hỗ trợ các địa phương bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có dệt thổ cẩm Cơ Tu.

Tập huấn truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu
Tập huấn truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Trong thời gian 2 ngày, 30 học viên đã tham gia lớp tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Tập huấn truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu

Tập huấn truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Trong thời gian 2 ngày, 30 học viên đã tham gia lớp tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu
Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu

VOV.VN - Bằng nhiều phương cách khác nhau, các già làng, người uy tín và những bậc cao niên vùng đồng bào Cơ Tu đã không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Không chỉ vậy, họ còn góp phần làm cho các giá trị văn hóa ấy ngày càng phong phú, sinh động.

Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu

Người cao tuổi với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu

VOV.VN - Bằng nhiều phương cách khác nhau, các già làng, người uy tín và những bậc cao niên vùng đồng bào Cơ Tu đã không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Không chỉ vậy, họ còn góp phần làm cho các giá trị văn hóa ấy ngày càng phong phú, sinh động.