Quán bar mang tên Đức Phật: Sự tùy hứng bị phản ứng

VOV.VN - Đặt tên cho quán bar là “Buddha Bar” cho thấy chủ doanh nghiệp này đã cố ý hoặc vô tình xúc phạm Đức Phật.

Tồn tại suốt 15 năm qua, cái tên Buddha bar cũng chả ai ngó ngàng, để ý bởi đó là điểm ăn chơi của giới trẻ Sài Thành và đặc biệt là người nước ngoài. Buddha bar là một trong những quán bar và nhà hàng nổi tiếng ở phường Thảo Điền, quận 2, TP. HCM, với các không gian phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống như xem thể thao, chơi bida, nhạc sống…

Hiện không có luật lệ nào cấm dùng tên Đức Phật hoặc Buddha để đặt tên cho các cửa hàng ăn nhậu, ca hát…. Tuy nhiên, đất nước nào cũng có nền văn hóa truyền thống, sự tôn nghiêm trong tín ngưỡng. Chỉ cần một cá thể đi ngược lại với “thuần phong, mỹ tục” đều bị lên án. Bởi sự đi ngược đó chỉ của một cá thể thôi nhưng lại ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, văn hóa, đạo đức và tâm linh của cả một dân tộc. Lợi dụng tên tuổi của những danh nhân, anh hùng dân tộc, tôn giáo để phục vụ cho mục đích cá nhân thực sự là điều không đúng đắn và không được xã hội ủng hộ.

Những hình ảnh ăn chơi tại quán bar khiến cho giới Phật tử phẫn nộ khi mà nơi đây sử dụng hình ảnh Đức Phật làm hoạ tiết trang trí

Khi cái tên Buddha được nêu lên trong thông tin liên quan tới nhiều bệnh nhân mắc Covid-19, khiến nhiều người bất ngờ. Họ không hiểu tại sao ngay giữa trung tâm thành phố lại xuất hiện một chốn ăn chơi mang tên phạm vào điều cấm kị như vậy. Nhiều bạn còn rất trẻ đã phải thốt lên rằng “Sao ở một đất nước đa số người dân theo Phật giáo như Việt Nam lại tồn tại một cái quán ăn chơi mang tên như vậy. Đây là biểu hiện của sự phỉ báng Phật giáo, coi thường niềm tin tâm linh của hàng chục triệu Phật tử Việt Nam ...”

“Tôi không hiểu biết nhiều về Phật giáo, cũng không hẳn là theo đạo Phật, nhưng tôi thờ Phật, và đặt niềm tin tâm linh nơi Đức Phật ... Cá nhân tôi cảm thấy không thể chấp nhận nổi những hình ảnh như thế này, kẻ nào làm ra nơi này, cấp phép cho nơi này hoạt động chắc chắn sẽ gánh nghiệp báo ...”, độc giả Thu Thủy chia sẻ.

Ở phương Tây, không ai được phép mang biểu tượng tôn giáo ra nơi công cộng. Vậy mà ở một đất nước đại đa số người dân theo đạo Phật lại để việc dùng tên Đức Phật đặt cho quán bar và trưng bày tranh ảnh Đức Phật trong không gian thiếu tôn nghiêm liệu có phù hợp. Bởi đối với tất cả Phật tử, Đức Phật (tiếng Phạn là Buddha) là từ mang ý nghĩa linh thiêng và hình ảnh tâm linh tôn kính.

Tượng Phật được bài trí ngay tại kệ rượu trong quán bar Buddha

Phật tử Diệu Linh cho biết cô rất bức xúc khi biết được việc này qua báo chí. Tuy nhiên trong giáo lý nhà Phật dạy rằng phải biết từ, bi, hỷ, xả. Cô cho rằng:  “Là Phật tử thì việc bảo tồn hình tượng Phật trước hết phải từ chính cách họ sống. Phật ở trong tâm họ mới là quan trọng. Ngay cả cái tên Phật tử nếu họ đã nhận mà không có sự tu tập theo Phật thì đó cũng chỉ là danh hão mà thôi”.

Theo Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, việc sử dụng hình ảnh, danh xưng “Buddha” (Đức Phật) tại quán bar ở số 7 đường Thảo Điền (quận 2) đối với nhiều Phật tử là một sự tổn thương. Trầm trọng hơn, việc sử dụng “Buddha” để đặt cho quán bar đã xúc phạm tới tín ngưỡng tôn giáo đối với nhiều người.

Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho rằng việc quán bar lấy tên “Buddha” là điều không thể chấp nhận được. Hòa thượng cho rằng, chủ quán bar cần phải đổi tên quán ngay lập tức. Cùng với đó, quán không không được sử dụng hình tượng Phật, pháp khí Phật giáo để trang trí tại quầy rượu bia, hay các poster hình Bồ Tát đính trên các vách tường của quán. "Việc quán bar hoạt động, kinh doanh vui chơi như vậy mà lấy tên là "Đức Phật" đó như là sự xúc phạm đối với Đạo Phật, xúc phạm tới Phật tử và những người yêu mến Đạo Phật. Với ý kiến cá nhân, tôi yêu cầu chủ quán bar đổi lại tên này, nếu chủ quán không đổi thì yêu cầu các cơ quan văn hóa, lãnh đạo địa phương vào cuộc xử lý để bảo vệ sự tôn nghiêm và nét đẹp trong văn hóa của Đạo Phật", Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang cho hay. 

Chia sẻ trên trang cá nhân, Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, có ý kiến: “Bar là nơi hưởng thụ không phù hợp với văn hóa ẩm thực trong Phật giáo: cấm uống rượu và các chất gây say. Căn cứ luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực ngày 1/7/2015, điều 39 quy định về “Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp”, trong đó khoản 3 nghiêm cấm các doanh nghiệp: “Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Theo quy định của luật Doanh nghiệp nêu trên, đức Phật và tượng Phật không chỉ gắn liền với lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam suốt 20 thế kỷ qua, mà còn một phần quan trọng của văn hóa, đạo đức và mỹ tục Việt Nam và thế giới”.

“Việc lấy đức hiệu “Buddha” hay trá từ đồng âm “Budha” (tỉnh lược một chữ “d”) đặt tên cho quán bar là “Buddha Bar” cho thấy chủ doanh nghiệp này đã cố ý hoặc vô tình xúc phạm Đức Phật, đạo Phật và cộng đồng Phật tử Việt Nam và trên thế giới”, Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ phân tích./.

 

Quán “Buddha” địa chỉ số 7 Thảo Điền, phường Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM bị phong tỏa từ ngày 19/3/2020 do có người nhiễm Covid-19 - là bệnh nhân thứ 91 (phi công người Anh của Hãng hàng không Vietnam Airlines).

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đơn vị đã xác minh được 155 người tham dự buổi tiệc Patrick day tại Buddha bar vào ngày 14-3. Đã có 98 người được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 59 trường hợp âm tính, 31 trường hợp đang đợi kết quả.

Như vậy đến nay "ổ dịch" Covid-19-19 tại Buddha bar (quận 2) đã lây lan diện rộng. Đã có ít nhất 9 trường hợp bị nhiễm bệnh gồm các bệnh nhân số 91, 97, 98, 120, 124, 125,126, 127, 152.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trong dịch Covid -19, đâu phải đến chùa mới là tu
Trong dịch Covid -19, đâu phải đến chùa mới là tu

VOV.VN -Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới là thành tâm, không đi lễ lúc này thì đi lễ lúc khác.

Trong dịch Covid -19, đâu phải đến chùa mới là tu

Trong dịch Covid -19, đâu phải đến chùa mới là tu

VOV.VN -Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới là thành tâm, không đi lễ lúc này thì đi lễ lúc khác.

Thêm 3 người nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 từ “ổ dịch” quán bar Buddha
Thêm 3 người nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 từ “ổ dịch” quán bar Buddha

VOV.VN - Chiều 26/3, Sở Y tế TPHCM cho biết, có thêm 3 trường hợp nguy cơ cao mắc Covid-19 liên quan đến “ổ dịch” quán bar Buddha ở Quận 2.

Thêm 3 người nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 từ “ổ dịch” quán bar Buddha

Thêm 3 người nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 từ “ổ dịch” quán bar Buddha

VOV.VN - Chiều 26/3, Sở Y tế TPHCM cho biết, có thêm 3 trường hợp nguy cơ cao mắc Covid-19 liên quan đến “ổ dịch” quán bar Buddha ở Quận 2.

Đề nghị không sử dụng hình ảnh tôn giáo tại quán bar Buddha ở Quận 2
Đề nghị không sử dụng hình ảnh tôn giáo tại quán bar Buddha ở Quận 2

VOV.VN - Việc làm này được cho là gây phản cảm và làm tổn thương đến lòng tôn kính đức Phật, các vị Bồ Tát của người có niềm tin Phật giáo 

Đề nghị không sử dụng hình ảnh tôn giáo tại quán bar Buddha ở Quận 2

Đề nghị không sử dụng hình ảnh tôn giáo tại quán bar Buddha ở Quận 2

VOV.VN - Việc làm này được cho là gây phản cảm và làm tổn thương đến lòng tôn kính đức Phật, các vị Bồ Tát của người có niềm tin Phật giáo