Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm rõ thêm một số vấn đề liên quan lĩnh vực Y tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số Bộ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

 

Đầu giờ chiều nay 10/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những nội dung liên quan lĩnh vực Y tế. 

Phó Thủ tướng cho biết: Hiện nay, để tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho người lớn, miền Bắc thiếu 23 triệu liều và tuần thứ 4 của tháng 11/2021 sẽ phân đủ vaccine COVID-19 cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh miền Trung cần thêm 5 triệu liều, tuần thứ 3 của tháng 11/2021 sẽ có đủ. Các tỉnh Tây Nguyên cần 2,5 triệu liều vaccine tuần thứ 2 tháng 11/2021 sẽ được cấp đủ. Các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh miền Nam nói chung còn thiếu 4 triệu liều và tuần này sẽ được phân đủ. “ Trước đây còn đắn đo đối tượng nào thì bây giờ tiêm gọn từng nơi, từng cụm. Dù đã tiêm vaccine, nhưng dịch vẫn lây nhiễm. Do đó chúng ta phải nhớ đây là giai đoạn “bình thường mới”, tất cả cần phải đeo khẩu trang” – Phó Thủ tướng nói.

Trả lời chất vấn của các ĐBQH về việc "Trung tâm y tế huyện trực thuộc Sở Y tế thì bất tiện", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, mỗi huyện sẽ có một trung tâm y tế thực hiện cả chức năng dự phòng; chịu sự điều hành, chỉ đạo chuyên môn thống nhất của ngành y tế và sự quản lý, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Phó Thủ tướng cũng cho biết, tháng 3/2019, Bộ trưởng Y tế lúc đó có văn bản yêu cầu các địa phương để nguyên trung tâm y tế huyện trực thuộc Sở. Và việc này không đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Sáng nay 10/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn với các nội dung liên quan : công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua và chiến lược vaccine trong thời gian tới. Việc bảo đảm nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm.

Giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng miền và nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là ở các vùng khó khăn.

Đăng đàn sáng nay 10/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận được 32 chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: Đại dịch COVID-19 chưa từng có trong tiền lệ, nhiều quốc gia phải điều chỉnh chính sách để thích ứng với tình hình dịch, chung sống an toàn với dịch. Dựa trên tỷ lệ tiêm chủng và diễn biến tình hình dịch để đánh giá cấp độ dịch nhằm áp dụng các biện pháp triển khai liên quan đến các hoạt động ngoài trời, hoạt động giao thông vận tải, chuẩn bị cơ sở vật chất phải đảm bảo, y tế cơ sở, thành lập trung tâm hồi sức… chủ động các biện pháp phòng, chống dịch. Theo Bộ trưởng Y tế, hiện nay, nhiều địa bàn lơ là phòng chống dịch. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh. Do diễn biến dịch và tình hình của các địa phương nên đã có những biện pháp chống dịch khác nhau.

Không nhất thiết cách ly tập trung nếu có đủ điều kiện cách ly tại nhà

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) đặt vấn đề, nhiều cử tri sống tại chung cư rất lo lắng về chính sách của một số địa phương trong đó có TP. Hà Nội về việc bắt buộc đưa F1 phải đi cách ly tập trung mà không xem xét theo trường hợp cụ thể như người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc 5K nhưng chỉ cần đi chung thang máy với F0 trong khoảng vài chục giây là đã trở thành F1 và bị bắt buộc đưa đi cách ly tập trung trong thời gian khoảng 14 ngày. Trong khi đó, họ hoàn toàn có đủ điều kiện để tự cách ly tại căn hộ và cam kết thực hiện việc cách ly. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, căn cứ trên Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc xét nghiệm, cách ly đối với những trường hợp đi từ những vùng dịch trở về, đối với cấp độ 3 và cấp độ 4 được phân ra làm nhiều quy định. Thứ nhất, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine chỉ cần theo dõi y tế ở nhà 7 ngày và xét nghiệm ngày thứ nhất, người đã khỏi bệnh cũng như vậy. Những người đã tiêm 1 mũi vaccine thì cách ly tại nhà 7 ngày, người chưa tiêm mũi nào sẽ cách ly tại nhà 14 ngày. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào các điều kiện của từng địa phương và trong khuyến cáo của Bộ Y tế là tùy mức độ, tùy địa phương và nhất là vấn đề bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch đối với những khu vực có mật độ dân cư cao như chung cư hay những khu vực có nhiều người dân sinh sống mà chưa được tiêm vaccine thì cố gắng bảo đảm việc cách ly một cách linh hoạt để bảo đảm tính an toàn.

Đối với những khu chung cư đông người mà tỷ lệ tiêm chủng chưa cao thì phải áp dụng hình thức cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Đây là những điều mà Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn.

Về việc những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, đeo khẩu trang và không tiếp xúc nhưng chẳng may vô tình đi cùng thang máy với F0 và hoàn toàn có đủ khả năng tự cách ly tại căn hộ và trong trường hợp đó có bắt buộc phải đưa họ đi cách ly tập trung hay không, Bộ trưởng cho biết, tình trạng này cũng đã xảy ra đối với một vài địa phương và đối với TP. Hà Nội. Bộ Y tế đã trao đổi với TP. Hà Nội trong những trường hợp như vậy thì không bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày và trong hướng dẫn của Bộ Y tế đã nêu rất rõ trường hợp như vậy chỉ cách ly tại nhà 7 ngày. Đồng thời, Bộ Y tế đã có văn bản đưa ra các mức độ về những đối tượng tiêm 2 mũi vaccine, 1 mũi vaccine, người chưa tiêm và người đã khỏi bệnh thì như thế nào. Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương áp dụng thống nhất trong thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Bởi vì hiện nay đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả thì phải quản lý những rủi ro và làm tốt trên bình diện chung của tất cả các địa phương để tạo sự thống nhất, đồng bộ.

 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, căn cứ trên Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc xét nghiệm, cách ly đối với những trường hợp đi từ những vùng dịch trở về, đối với cấp độ 3 và cấp độ 4 được phân ra làm nhiều quy định. Thứ nhất, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine chỉ cần theo dõi y tế ở nhà 7 ngày và xét nghiệm ngày thứ nhất, người đã khỏi bệnh cũng như vậy. Những người đã tiêm 1 mũi vaccine thì cách ly tại nhà 7 ngày, người chưa tiêm mũi nào sẽ cách ly tại nhà 14 ngày. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào các điều kiện của từng địa phương và trong khuyến cáo của Bộ Y tế là tùy mức độ, tùy địa phương và nhất là vấn đề về việc bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch đối với những khu vực có mật độ dân cư cao như chung cư hay những khu vực có nhiều người dân sinh sống mà chưa được tiêm vaccine thì cố gắng bảo đảm việc cách ly một cách linh hoạt để bảo đảm tính an toàn.

Đối với trường hợp này, Bộ Y tế cũng kiến nghị áp dụng cho cụ thể. Đối với những khu chung cư đông người mà tỷ lệ tiêm chủng chưa cao thì phải áp dụng hình thức cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Đây là những điều mà Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn.

Về việc những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, đeo khẩu trang và không tiếp xúc nhưng chẳng may vô tình đi cùng thang máy với F0 và hoàn toàn có đủ khả năng tự cách ly tại căn hộ và trong trường hợp đó có bắt buộc phải đưa họ đi cách ly tập trung hay không, Bộ trưởng cho biết, tình trạng này cũng đã xảy ra đối với một vài địa phương và đối với TP. Hà Nội. Bộ Y tế đã trao đổi với TP. Hà Nội trong những trường hợp như vậy thì không bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày và trong hướng dẫn của Bộ Y tế đã nêu rất rõ trường hợp như vậy chỉ cách ly tại nhà 7 ngày. Đồng thời, Bộ Y tế đã có văn bản đưa ra các mức độ về những đối tượng tiêm 2 mũi vaccine, 1 mũi vaccine, người chưa tiêm và người đã khỏi bệnh thì như thế nào. Bộ trưởng cũng đề nghị đối với các địa phương áp dụng để tạo sự thống nhất trong vấn đề thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Bởi vì hiện nay đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả thì phải quản lý những rủi ro và làm tốt trên bình diện chung của tất cả các địa phương để tạo sự thống nhất, đồng bộ.

Giá cả thiết bị, sinh phẩm phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

ĐBQH Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) nêu thực tế Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên phân lập được virus, năm 2020 sản xuất được kit test và có nước đặt mua, nhưng vừa qua chủ yếu nhập khẩu. Vậy nguyên nhân là gì? Nếu sản xuất được kit test thì đã sử dụng ở đâu, địa phương nào? Giá xét nghiệm sáng nay mới có, vậy trách nhiệm quản lý giá cả của Bộ trưởng thế nào? Cùng chung ý kiến, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, đang có tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, mỗi nơi một giá, có nơi 450.000 đồng cho một lần xét nghiệm. Đại biểu hỏi "có lợi ích nhóm không? Tại sao có chuyện này xảy ra, trách nhiệm của Bộ trưởng là gì?".

Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong bốn quốc gia phân lập thành công virus và giải trình tự gen virus. Bộ Y tế đã quan tâm đầu tư sản xuất sinh phẩm (kit xét nghiệm). "Chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên, hiện có hai đơn vị sản xuất cái này. Hai đơn vị chuyển giao từ nước ngoài. Chúng tôi đang thúc đẩy để đảm bảo đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra có hai đơn vị sản xuất được kit kháng thể. Phương châm là làm sao chúng ta sẽ chủ động được kit xét nghiệm", ông Long nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, giá cả thiết bị, sinh phẩm phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thời điểm mua; khi dịch bệnh mới bùng phát, thiếu nguồn cung, các quốc gia tranh mua,... nên giá cao; sau khi nguồn cung được mở rộng, giá giảm... Bộ Y tế đã chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phải công khai, niêm yết giá trên Cổng TTĐT của Bộ để các địa phương tham khảo, quyết định mua sắm... Đồng thời, Bộ Y tế cũng tăng cường cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu test kit, tạo điều kiện nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới, mở rộng nguồn cung, hạ giá thành sản phẩm; tăng cường vận động doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nước tài trợ để bảo đảm đủ số lượng, chất lượng test kit, sinh phẩm,... phục vụ công tác phòng chống dịch;...

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng liên tục điều chỉnh chiến lược xét nghiệm cho phù hợp với từng thời điểm diễn biến dịch bệnh, để triển khai công tác xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả; liên tục có văn bản nhắc nhở các địa phương đảm bảo việc thực hiện đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm theo đúng quy định của pháp luật,... 

Một số địa bàn, một số nơi đã có tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác

Đại biểu Nguyễn Thị Yến ( đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu) chất vấn: "Nghị quyết 128 của Chính phủ được nhân dân đánh giá cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để triển khai Nghị quyết. Khi các địa phương triển khai khác nhau, tư lệnh ngành có giải pháp gì để thống nhất thực hiện trên toàn quốc? 

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 là đại dịch chưa có trong tiền lệ, các quốc gia đều phải căn cứ vào tình hình thực tế để triển khai các biện pháp, chiến lược chống dịch, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện dần. Trên cơ sở thực tiễn đất nước và tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm của các nước, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, triển khai chiến lược "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19".

Theo Bộ trưởng, trong Nghị quyết này có mấy điểm hết sức đáng lưu ý. 

Thứ nhất, đánh giá cấp độ dịch dựa trên tình hình dịch tại từng địa phương, dựa trên tiến độ tiêm chủng của từng địa phương, dựa trên năng lực y tế của từng địa phương. Các địa phương có trách nhiệm đánh giá về việc tình hình dịch của mình và từ đó đưa ra những giải pháp áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế, thời gian qua các địa phương cũng đã đánh giá được cấp độ dịch trên từng địa bàn và theo khuyến cáo và quy định của Nghị quyết 128 đánh giá trên vi mô tuyến xã và nhỏ nhất có thể. Giải pháp hiện nay đều có thể triển khai tổ chức thực hiện trong Nghị quyết 108 và Quyết định 4800 của Bộ Y tế đã nêu rất rõ, các địa phương phải đánh giá cho được cấp độ dịch để áp dụng các biện pháp triển khai. 

Thứ hai, áp dụng các biện pháp triển khai phải phụ thuộc hoàn toàn vào cấp độ dịch, trong đó từng cấp độ, ví dụ như vấn đề về tổ chức sinh hoạt ngoài trời; hoạt động về giao thông; lưu thông hàng hóa; vấn đề về giáo dục đào tạo, về y tế và các lĩnh vực khác. Trong Nghị quyết đã quy định rất rõ và vì vậy các địa phương cần phải tuân thủ theo Nghị quyết này. 

Thứ ba, chúng ta muốn chuyển sang hướng an toàn, linh hoạt và hiệu quả thì việc chuẩn bị các cơ sở vật chất, đặc biệt đối với y tế là hết sức quan trọng. Trong Nghị quyết đã nêu rất rõ và Quyết định 4800 cũng đã đề xuất cụ thể, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất. Đặc biệt, chuẩn bị hệ thống y tế, trong đó có hạ tầng về y tế cơ sở cũng như thành lập những trung tâm hồi sức cấp cứu.

Bộ trưởng cho rằng, phải chủ động trong vấn đề triển khai tất cả những biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo một cách có hiệu quả. Hiện nay, có một số địa bàn, một số nơi đã có tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với tình hình dịch. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn của y tế và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không được lơ là chủ quan, mất cảnh giác và liên tục phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo mọi cách và hiệu quả.

Đặc biệt, phải giải pháp triển khai đồng bộ tất cả các tuyến. Đại dịch chưa có trong tiền lệ, phải căn cứ vào diễn biến tình hình dịch tại từng địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, quy mô dân số, giao lưu, đi lại, khu công nghiệp... có nhiều địa phương triển khai các biện pháp khác nhau. Sau khi Nghị quyết 128 có hiệu lực, về cơ bản trên toàn quốc đã áp dụng cách đồng bộ, đối với tất cả cấp độ 1 và cấp độ 2 thì tất cả các hoạt động được triển khai một cách bình thường, cấp độ 3, cấp độ 4 đã triển khai theo Nghị quyết 128 và Quyết định 4800. 

Bộ trưởng mong rằng một số địa phương có thể áp dụng một số biện pháp theo quy mô, đề nghị các địa phương hết sức lưu ý khi thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800.

1,6 triệu người trở về các địa phương, gây khó khăn cho công tác chống dịch

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) chất vấn: Từ trung tuần tháng 10.2021 đến nay, sau khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, do đẩy mạnh giao thương giữa các vùng và dòng người lao động và nhân dân từ TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận ào ạt về quê. Từ đó, các tỉnh thành có người dân trở về từ vùng dịch đã phát sinh nhiều ổ dịch mới, gây khó khăn, lúng túng cho chính quyền các địa phương. Qua kinh nghiệm, bài học của 20 tháng phòng, chống dịch, với cương vị là tư lệnh ngành Y tế, Bộ trưởng cảm nhận về trách nhiệm của mình về vấn đề này như thế nào? Đồng thời có giải pháp gì trong thời gian tới với phương châm thích ứng, sống chung với dịch, vì mục tiêu cao cả là bảo vệ sức khỏe Nhân dân và ổn định, phục hồi kinh tế xã hội cho đất nước? 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời: Trong thời gian qua, sau khi chúng ta chuyển sang trạng thái thích ứng, an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đối với dịch Covid-19 và lượng người di chuyển từ địa bàn có dịch đến các tỉnh, thành phố rất nhiều.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có báo cáo, khoảng 1,6 triệu người lao động đi từ những địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về các địa phương, đặc biệt khu vực phía Tây và đối với các tỉnh Tây Nguyên. Hiện giờ cũng đã có hiện tượng di chuyển ngược lại. Đối với vấn đề này, từ quản lý về việc di chuyển, phòng, chống dịch cho việc di chuyển của người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia đã có rất nhiều chỉ đạo liên quan, đảm bảo người dân được di chuyển an toàn và đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch đối với việc di chuyển của người dân.

Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn cũng đã tham mưu, đồng thời cũng đã có công điện đối với các địa phương cho việc phòng, chống dịch đối với người di chuyển rời đi từ Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TP Hồ Chí Minh,… Khi đi về các địa phương, đây là nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ và Bộ đã có chỉ đạo phải xét nghiệm, cách ly, theo dõi, giám sát y tế một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, số lượng người dân rất lớn đối với khu vực này, vì vậy Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện theo tinh thần chung của Nghị quyết 128, không ngăn sông cấm chợ, không có cản trở việc đi lại nhưng phải đảm bảo đối với công tác phòng, chống dịch khi người dân trở về địa phương của mình, nếu có kế hoạch đưa đón thì tốt nhất. Trên cơ sở đó có kế hoạch phòng, chống một cách rất hiệu quả, theo dõi, giám sát để y tế, đối với một số trường hợp có thể cách ly phù hợp với các địa phương để đảm bảo công tác phòng, chống dịch

"Khi chúng ta chuyển sang trạng thái tích cực, an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả thì không thể không có ca nhiễm nhưng chúng ta phải kiểm soát và quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro ở đây là quản lý nguy cơ có thể tăng nặng bệnh và gây ra tử vong. Vì vậy, trong Nghị quyết 128 cũng đã nêu rất rõ là các địa phương phải tăng phủ vaccine cho người trên 65 tuổi, trên 50 tuổi. Mặt khác, phải củng cố hệ thống y tế để đảm bảo khi bệnh nhân mắc và bị nặng, y tế cơ sở có thể cấp cứu và điều trị kịp thời. Đây điều mà tất cả các nước trên thế giới đã thực hiện, đã triển khai trong thời gian qua và chúng ta cũng tương tự như vậy"- Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Ngăn ngừa, phòng chống, đấu tranh các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực y tế 

ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) chất vấn cơ chế, công tác hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc để xảy ra những sai phạm gần đây.

Về sai phạm, vi phạm của một số cán bộ y tế bị xử lý trong thời gian qua, nhất là trong công tác đấu thầu, mua sắm thuốc men vật tư, trang thiết bị y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ, đây là vấn đề rất đau lòng, bên cạnh nguyên nhân chủ quan, có những nguyên nhân khách quan.

Bộ trưởng cho biết, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản để quy định, hướng dẫn trong lĩnh vực này; thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các sai phạm.

"Chúng tôi lên án, mặt khác tiếp tục rà soát những vấn đề phân cấp, phân quyền, kiểm tra, giám sát với các đơn vị để ngăn ngừa, phòng chống, đấu tranh các trường hợp vi phạm", Bộ trưởng Long nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Nga (đoàn Hải Dương), đại biểu Lưu Văn Đức ( đoàn Đắk Lắk) và đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) về giải pháp chống việc chảy máu nhân lực của ngành; chất lượng công tác dự báo diễn biến dịch trong thời gian từ đây đến hết năm 2022 như thế nào và giải pháp để giảm thiểu chênh lệch về chất lượng khám, chữa bệnh giữa vùng miền núi và đồng bằng...

Bộ trưởng Nguyên Thanh Long cho biết, trong lĩnh vực y tế, nguồn nhân lực hết sức quan trọng. Thời gian qua, Bộ Y tế luôn luôn quan tâm chỉ đạo về đào tạo nhân lực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng như y tế của Việt Nam tương đương với các nền y tế hiện đại của các nước trên thế giới. Cụ thể về đào tạo, đã triển khai rất nhiều chương trình; đã có chính sách, có giải pháp để thu hút nguồn nhân lực làm việc đối với các đơn vị y tế công lập. Về chính sách này, có hai điểm chính là chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và thứ hai là chế độ phụ cấp đặc biệt cho công tác phòng, chống dịch đã triển khai trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, cán bộ y tế ở các đơn vị công lập sang làm việc cho những đơn vị y tế tư nhân. Tôi xin khẳng định đối với nhân lực của y tế công lập hiện nay vẫn đang là chủ đạo, đối với những người có trình độ chuyên môn cao, hầu hết vẫn đang làm việc ở lĩnh vực y tế công lập.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm vấn đề này bằng nhiều hình thức. Thứ nhất, sẽ tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực. Thứ hai, tiếp tục tăng cường chế độ thu hút những người làm việc trong lĩnh vực y tế công lập. Thứ ba, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại, tức là đào tạo với trình độ cao hơn đối với toàn bộ lực lượng y tế chứ không riêng đối với y tế công lập hay y tế tư nhân. Thứ tư, cải cách chế độ tiền lương cũng như chế độ phụ cấp để đảm bảo những cán bộ y tế yên tâm làm việc ở các cơ sở y tế công lập"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Dự báo về diễn biến dịch bệnh là rất khó khăn 

Về vấn đề dự báo, đến thời điểm hiện nay, tất cả các nước trên thế giới hầu hết chưa có dự báo mang tính dài hạn. Tổ chức Y tế thế giới chỉ đưa ra khuyến cáo chung là đại dịch Covid-19 không thể kết thúc trong năm 2022 mà phải có thể đến năm 2023. Lúc đó hy vọng dịch Covid-19 sẽ thành một bệnh theo mùa, bệnh đặc hữu. Một số nước cũng đưa ra những dự báo mang tính ngắn hạn bởi vì đại dịch lần này xuất hiện chưa có trong tiền tệ và liên tục có biến chủng, thay đổi liên tục. Trước đây chủng gốc với tốc độ lây lan ở mức độ vừa phải, nhưng khi biến chủng delta xuất hiện thì tốc độ lây lan rất nhanh, mạnh. Vì vây, việc dự báo là rất khó khăn và khó thực hiện. Trong Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội và báo cáo với Trung ương, chúng tôi đã nhìn nhận một cách rất thẳng thắn vấn đề về tồn tại những yếu kém trong việc dự báo tình hình ở một số địa phương chưa đúng, chưa sát với thực tế. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc, trao đổi đối với Tổ chức Y tế thế giới để tham khảo kinh nghiệm, cũng như có nhiều kỹ thuật hơn trong vấn đề về dự báo.

Còn vấn đề về dự báo từ nay đến hết năm 2022, chúng tôi cho rằng, tình hình dịch sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta gần như trở lại trạng thái bình thường mới nhưng đã xuất hiện tâm lý chủ quan, đặc biệt là một bộ phận người dân đã không áp dụng những biện pháp, khuyến cáo của cơ quan y tế. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nữa đó là vấn đề về thời tiết, nhất là đối với khí hậu lạnh ở miền Bắc, hay khi Tết đến có những hoạt động tập thể đông người. Đây là điểm rất quan ngại đối với tình hình dịch từ nay đến cuối năm. Các địa phương phải hết sức quan tâm tới vấn đề về phòng, chống dịch từ nay đến cuối năm và đến năm 2022, đầu năm 2022; tăng cường phủ vaccine càng nhanh càng tốt để giảm các ca mắc và tử vong vì Covid-19. Công tác phòng, chống dịch từ nay đến cuối năm 2022 vẫn là trong những trọng tâm trọng điểm và phải là ưu tiên theo đúng tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bốn bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
Bốn bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Theo chương trình, đợt họp thứ 2, kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khóa XV) sẽ dành 2 ngày rưỡi để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Thời gian dự kiến diễn ra từ sáng 10/11 đến trưa 12/11.

Bốn bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Bốn bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Theo chương trình, đợt họp thứ 2, kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khóa XV) sẽ dành 2 ngày rưỡi để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Thời gian dự kiến diễn ra từ sáng 10/11 đến trưa 12/11.

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội
"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - 4 Bộ trưởng được đại biểu Quốc hội lựa chọn để tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ 2: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - 4 Bộ trưởng được đại biểu Quốc hội lựa chọn để tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ 2: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.