Cuộc đại tu ngành năng lượng có giúp châu Âu chấm dứt phụ thuộc vào Nga?

VOV.VN - “Tự chủ hơn và đoàn kết hơn” là mục tiêu mà Liên minh châu Âu đang hướng tới nhằm tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng.

Cuộc xung đột tại Ukraine không chỉ đẩy châu Âu vào một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong lịch sử, mà còn bộc lộ “điểm yếu chí mạng” của khối 27 nước thành viên. Đó là quá phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu của Nga.

Kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát, Liên minh châu Âu đã tung ra rất nhiều đòn trừng phạt kinh tế nặng nề nhằm vào chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, thì châu Âu lại khá dè dặt. Bởi lẽ, khác với Anh và Mỹ, khối này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga.  

Năm 2021, Nga chiếm khoảng 45% lượng khí đột nhập khẩu và gần 40% lượng khí đốt tiêu thụ tại Liên minh châu Âu. Theo trang Independent của Anh, cuộc chiến ở Ukraine đã gây gián đoạn các chương trình nghị sự và khiến châu Âu phải suy nghĩ lại về các ưu tiên trong lĩnh vực năng lượng. Ba trụ cột trong kế hoạch “tái cấu trúc” ngành năng lượng của Liên minh châu Âu là mua chung khí đốt tự nhiên, thiết lập kho dự trữ chiến lược và đa dạng hóa nguồn cung cấp.

Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen, mục tiêu cao nhất là giảm 2/3 sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga và giảm tác động của việc tăng giá năng lượng đối với người tiêu dùng.  

“Chúng ta cần nhìn vào nguyên nhân gốc rễ tình trạng giá điện tăng cao và điều này phần lớn là do giá khí đốt tăng cao và biến động. EU có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Vì vậy, tôi hoan nghênh việc sử dụng sức mạnh tập thể để thương lượng. Thay vì tranh nhau trả giá khiến giá năng lượng bị đẩy lên cao, chúng ta sẽ tổng hợp nhu cầu của mình. Cùng với đó là hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường ống và tăng cường các kho dữ trữ. Đây sẽ là tấm khiến bảo vệ chống lại sự gián đoạn nguồn cung. Nhưng cũng đã đến lúc phải đánh giá lại cấu trúc thị trường năng lượng của mình”.

Trong những tháng qua, Liên minh châu Âu đã liên hệ với một số nhà sản xuất khí đốt như Mỹ, Qatar, Azerbaijan, Nigeria và Ai Cập để xem liệu họ có thể chuyển hướng một số nguồn cung sang châu Âu hay không…. Tuy  nhiên để đi tới “sự độc lập năng lượng” thì đây lại là một bài toán không hề đơn giản. Theo các chuyên gia, hiện chỉ có Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Kuwait hay Irraq là có thể tăng sản lượng thêm mỗi ngày 2,5 đến 3 triệu thùng để bù đắp cho nguồn năng lượng từ Nga. Song để nhận được khí đốt từ những quốc gia này, thì lại không phải là chuyện trong một sớm một chiều và chưa kể châu Âu có thể phải đánh đổi bằng các lợi ích chính trị.

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Al Kaabi thừa nhận: “Khí đốt từ Nga đến châu Âu không phải là thứ có thể thay thế trong một sớm một chiều. Đó là một con số khá lớn và tôi nghĩ để thực sự làm được, bạn sẽ cần nhiều nhà cung cấp trên khắp thế giới. Qatar là một trong những nhà cung cấp khí đốt hóa lỏng trên thế giới và chắc chắn chúng tôi cũng đã lên kế hoạch thực sự để cung cấp cho châu Âu trong một thời gian”.

Chưa kể, trong tương lai gần, các biện pháp được thực hiện sẽ làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nguồn cung cấp từ các nhà sản xuất khác và năng lượng tái tạo không thể lấp đầy hoàn toàn sự thiếu hụt và vì vậy, châu Âu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Chủ tịch Ủy ban Môi trường thuộc Nghị viện châu Âu Pascal Canfin mới đây cảnh báo, châu Âu cần thận trọng khi đưa ra các lệnh trừng phạt để tránh rơi vào tình huống dở khóc dở cười là “tự lấy đá ghè chân mình”. Ông tin rằng bất kỳ cú sốc nào đối với giá dầu cũng chỉ khiến chính người tiêu dùng châu Âu phải trả giá đắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ lý giải việc rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát
Mỹ lý giải việc rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát

VOV.VN - Các tàu chiến của Mỹ đã rút khỏi Biển Đen hồi tháng 1/2022, trước xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Mỹ lý giải việc rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát

Mỹ lý giải việc rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát

VOV.VN - Các tàu chiến của Mỹ đã rút khỏi Biển Đen hồi tháng 1/2022, trước xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Sau Đức, thêm một quốc gia EU kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt
Sau Đức, thêm một quốc gia EU kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt

VOV.VN - Chính phủ Áo đã đưa ra cảnh báo giai đoạn 1 liên quan đến nguồn cung khí tự nhiên, không lâu sau khi Đức thực hiện bước đi tương tự ngày 30/3.

Sau Đức, thêm một quốc gia EU kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt

Sau Đức, thêm một quốc gia EU kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt

VOV.VN - Chính phủ Áo đã đưa ra cảnh báo giai đoạn 1 liên quan đến nguồn cung khí tự nhiên, không lâu sau khi Đức thực hiện bước đi tương tự ngày 30/3.

Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp
Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp

VOV.VN - Ba Lan sẽ tiến hành những động thái nhằm chấm dứt nhập khẩu tất cả dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022 trong khi Đức phát đi cảnh báo sớm về nguồn cung khí tự nhiên, đồng thời kêu gọi người tiêu thụ tiết kiệm năng lượng giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp

Châu Âu chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp

VOV.VN - Ba Lan sẽ tiến hành những động thái nhằm chấm dứt nhập khẩu tất cả dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022 trong khi Đức phát đi cảnh báo sớm về nguồn cung khí tự nhiên, đồng thời kêu gọi người tiêu thụ tiết kiệm năng lượng giữa bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Dòng chảy khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-Europe giảm xuống mức 0
Dòng chảy khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-Europe giảm xuống mức 0

VOV.VN - Nhà điều hành mạng lưới khí đốt Gascade của Đức ngày 29/3 cho biết, dòng chảy qua đường ống dẫn khí đốt Yamal-Europe tại điểm Mallnow của Đức đã giảm xuống con số 0 vào chiều 29/3.

Dòng chảy khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-Europe giảm xuống mức 0

Dòng chảy khí đốt của Nga qua đường ống Yamal-Europe giảm xuống mức 0

VOV.VN - Nhà điều hành mạng lưới khí đốt Gascade của Đức ngày 29/3 cho biết, dòng chảy qua đường ống dẫn khí đốt Yamal-Europe tại điểm Mallnow của Đức đã giảm xuống con số 0 vào chiều 29/3.

Tổng thống Pháp: Phương Tây sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng rúp
Tổng thống Pháp: Phương Tây sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

VOV.VN - Phương Tây sẽ không đồng ý với yêu cầu của Nga về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Pháp: Phương Tây sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Tổng thống Pháp: Phương Tây sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

VOV.VN - Phương Tây sẽ không đồng ý với yêu cầu của Nga về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định với Tổng thống Nga Vladimir Putin.