Giá xăng dầu liên tục giảm, CPI tháng 8 chỉ tăng 0,005%

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng 0,005% so với tháng trước sau khi giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng 0,005% so với tháng trước; tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8/2022 tăng 1,05% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,35%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 8-2022 tăng 0,27% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng cao, đồng thời, giá nguyên liệu sản xuất đồ uống tăng.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 8/2022 tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công tăng và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.

Ở nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, chỉ số giá tháng 8/2022 tăng 0,26% chủ yếu do giá vật liệu, giá điện sinh hoạt và công sửa chữa nhà cửa tăng lên. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 8-2022 tăng 0,21% do giá nhiều loại đồ dùng gia đình, bếp ga... đều tăng.

Nhóm giáo dục tăng 1,46%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 8 tăng 0,43%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng tăng 0,2% so với tháng trước.

Riêng chỉ số giá nhóm giao thông tháng 8/2022 giảm 5,51% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm, chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá nhiên liệu bán lẻ vừa qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?
Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

VOV.VN - Bất chấp những cảnh báo về rủi ro lạm phát trên toàn cầu cũng như giá nhiên liệu đầu vào kéo theo hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, tuy nhiên, chỉ số CPI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44%. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này không những không phản ánh đúng giá cả thực tế.

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

VOV.VN - Bất chấp những cảnh báo về rủi ro lạm phát trên toàn cầu cũng như giá nhiên liệu đầu vào kéo theo hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, tuy nhiên, chỉ số CPI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44%. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này không những không phản ánh đúng giá cả thực tế.

CPI tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước
CPI tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước

VOV.VN - Giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm và hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước.

CPI tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước

CPI tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước

VOV.VN - Giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm và hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước.

Giá vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch đẩy CPI tháng 4 tăng lên
Giá vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch đẩy CPI tháng 4 tăng lên

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch đẩy CPI tháng 4 tăng lên

Giá vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch đẩy CPI tháng 4 tăng lên

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%
Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%

VOV.VN - Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%

Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%

VOV.VN - Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Giá xăng dầu, thực phẩm đẩy CPI 2 tháng đầu năm tăng 1,68%
Giá xăng dầu, thực phẩm đẩy CPI 2 tháng đầu năm tăng 1,68%

VOV.VN - Giá xăng dầu, lương thực, dịch vụ giao thông... tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đi lên.

Giá xăng dầu, thực phẩm đẩy CPI 2 tháng đầu năm tăng 1,68%

Giá xăng dầu, thực phẩm đẩy CPI 2 tháng đầu năm tăng 1,68%

VOV.VN - Giá xăng dầu, lương thực, dịch vụ giao thông... tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đi lên.

Nhu cầu mua sắm dịp Tết tăng cao, CPI tháng 1 tăng 1,94% so với cùng kỳ
Nhu cầu mua sắm dịp Tết tăng cao, CPI tháng 1 tăng 1,94% so với cùng kỳ

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê vừa công bố, do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. So với cùng kỳ năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 1/2022 tăng 0,66%.

Nhu cầu mua sắm dịp Tết tăng cao, CPI tháng 1 tăng 1,94% so với cùng kỳ

Nhu cầu mua sắm dịp Tết tăng cao, CPI tháng 1 tăng 1,94% so với cùng kỳ

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê vừa công bố, do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. So với cùng kỳ năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 1/2022 tăng 0,66%.