Sàn Tmall Global tạo kênh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Xuất khẩu hàng hóa trực tuyến thông qua sàn thương mại của nước sở tại là liệu pháp mới, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục gây cản trở cho hoạt động thương mại truyền thống.

Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến căng thẳng, phức tạp. Các biện pháp phòng, chống dịch đã khiến hoạt động thương mại truyền thống, việc vận chuyển hàng hoá ngày một khó khăn, mất nhiều thời gian. Điều này đặc biệt bất lợi với mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi, sống của Việt Nam khi tiếp cận các thị trường như Trung Quốc.

Khuyến khích xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản, thực phẩm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương thời gian qua đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có việc kiểm nghiệm - kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, chứng thư xuất khẩu… phù hợp với những quy định cũng như nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, thông qua các nền tảng thương mại điện tử, trong đó có Sàn Tmall Global.

Chia sẻ tới DN Việt Nam cơ hội kinh doanh với thị trường Trung Quốc dựa trên kênh thương mại điện tử, ông Francis Chow, Trưởng phòng Phát triển kinh doanh Sàn Tmall Global thông tin, Tmall Global có cả 2 hình thức kinh doanh B2C và B2B. Do đó, tham gia sàn thương mại điện tử này, các thương hiệu, DN Việt Nam có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện giao dịch với những đối tác trên toàn thế giới.

“Thời gian đăng ký gian hàng B2C trên Tmall Global cần từ 7-12 tuần. Trong thời gian này, đội tư vấn của Tmall Global tại Hàng Châu (Trung Quốc) sẽ tư vấn trực tiếp và theo dõi quá trình đăng ký của DN gồm trang trí cửa hàng, logictics, thanh toán, hậu mãi. DN kinh doanh trên Tmall Global cũng có nhiều lựa chọn hơn khi có thể phân phối độc quyền một thương hiệu hoặc đăng ký cửa hàng nhượng quyền để kinh doanh sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau” ông Francis Chow cho biết.

Ngoài ra theo ông Francis Chow, để các DN Việt Nam khai thác thành công thị trường Trung Quốc thông qua kênh Tmall Global, hoạt động quảng bá thương hiệu là một phần quan trọng bởi thương hiệu là tài sản quan trọng của DN và là điểm phân biệt giữa các sản phẩm cùng loại. Các thương hiệu đã được bán hoặc đang trong giai đoạn khởi động cũng nên nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại địa phương và tại Trung Quốc.

Cùng với việc tận dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh khai thác thị trường Trung Quốc, ông Vũ Tiến Hùng, Trưởng đại diện Văn phòng XTTM Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc) cho rằng, các DN Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm để tăng sức cạnh tranh tại thị trường không còn dễ tính này.

Theo lý giải của ông Vũ Tiến Hùng, DN Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ gặp phải những thách thức không hề nhỏ đó là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và những nhà cung cấp từ châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nói chung ngày càng khắt khe, nghiêm ngặt.

“Các DN Việt Nam có nguyện vọng phát triển tại thị trường Trung Quốc nên đầu tư tìm hiểu kỹ thị trường, nghiên cứu phương thức kinh doanh của đối tác, thói quen của người tiêu dùng đặc biệt là các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói và hình thức hợp tác với đối tác để gia tăng cơ hội thâm nhập vào thị trường khu vực này”, ông Hùng lưu ý.

Tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh thị trường gần

Để hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển bền vững, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM cho rằng, hai bên cần phát huy và tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh thị trường gần, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, khai thác nhiều hơn nữa các dư địa hợp tác, thời gian qua và đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Cam kết tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh khai thác thị trường Trung Quốc, ông Lê Hoàng Tài cho biết, Cục XTTM luôn đồng hành, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hai nước gắn kết giao thương. Cục XTTM quan tâm và sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử tại Trung Quốc, trong đó có Tmall Global.

Được biết, tại Hội nghị giao thương trực tuyến do Cục XTTM tổ chức cuối tháng 5 vừa qua, Ban tổ chức cũng kết nối giao thương cho gần 60 DN hai nước Việt Nam và Trung Quốc sản xuất, xuất - nhập khẩu, phân phối sản phẩm nông sản, thực phẩm như: cà phê, thực phẩm ăn liền, thực phẩm khô, yến sào, sản phẩm từ thảo dược, thực phẩm chức năng, bánh kẹo, sữa và sản phẩm sữa, thủy hải sản...

Theo Ban tổ chức, nhiều DN Việt Nam tham gia hội nghị lần này đã có kinh nghiệm xuất khẩu, làm việc với những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới nên sẽ có đủ khả năng và tiềm năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là của Tập đoàn Tmall Global./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

6 sàn thương mại điện tử phối hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều
6 sàn thương mại điện tử phối hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều

VOV.VN - Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang sẽ được 6 sàn Thương mại điện tử gồm: Sen đỏ, Vỏ sò, Tiki, Shopee, Postmart hỗ trợ phân phối, với giá ưu đãi và chuyển phát nhanh toàn quốc, thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia”. 

6 sàn thương mại điện tử phối hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều

6 sàn thương mại điện tử phối hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều

VOV.VN - Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang sẽ được 6 sàn Thương mại điện tử gồm: Sen đỏ, Vỏ sò, Tiki, Shopee, Postmart hỗ trợ phân phối, với giá ưu đãi và chuyển phát nhanh toàn quốc, thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia”. 

Mận, xoài Sơn La chính thức lên Sàn Thương mại điện tử
Mận, xoài Sơn La chính thức lên Sàn Thương mại điện tử

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đã bàn giao lô xoài đầu tiên với gần 200 tấn theo thỏa thuận cung cấp 25.000 tấn xoài nguyên liệu cho các đơn vị kí kết.

Mận, xoài Sơn La chính thức lên Sàn Thương mại điện tử

Mận, xoài Sơn La chính thức lên Sàn Thương mại điện tử

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đã bàn giao lô xoài đầu tiên với gần 200 tấn theo thỏa thuận cung cấp 25.000 tấn xoài nguyên liệu cho các đơn vị kí kết.

Bắc Kạn đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
Bắc Kạn đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Việc triển khai sàn thương mại điện tử sẽ góp phần quan trọng quảng bá và phân phối các sản phẩm, quản lý tốt thông tin dịch vụ và giúp khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

Bắc Kạn đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Việc triển khai sàn thương mại điện tử sẽ góp phần quan trọng quảng bá và phân phối các sản phẩm, quản lý tốt thông tin dịch vụ và giúp khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.