Tạ Tỵ - họa sĩ tiên phong về tranh lập thể tại Việt Nam

VOV.VN - Theo họa sĩ Trịnh Cung, Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu trong phong cách hội họa lập thể ở Việt Nam từ thập niên 1940 đến 1960.

Những ngày qua, giới mỹ thuật Việt Nam “dậy sóng” trước nghi án 17 bức tranh tại Triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” là tranh giả. Trong đó có một bức tranh của họa sĩ danh tiếng đang còn sống là Thành Chương bị giả mạo, ký tên họa sĩ quá cố Tạ Tỵ nhằm mục đích bán tranh với giá cao hơn. Vậy họa sĩ Tạ Tỵ là ai và những bức tranh của ông có giá trị như thế nào, để cái tên của ông lại xuất hiện trong vụ gây “chấn động” giới mỹ thuật Việt Nam này?

Họa sĩ Tạ Tỵ

Họa sĩ Tạ Tỵ sinh ngày 3/5/1921 (khai sinh năm 1922) ở Hà Nội, mất ngày 24/8/2004 ở TP Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1943 ngành sơn mài. Cũng năm này, bức tranh "Mùa Hè" của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.Cùng với các hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, Lê Quốc Lộc, Mai Văn Nam, Lương Xuân Nhị... Tạ Tỵ từng là một trong những người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên ở Liên khu 3 trong kháng chiến chống Pháp.

Giai đoạn đầu của sự nghiệp, ông cùng những họa sĩ khác như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm... vẽ nhiều bức tranh sơn mài về tĩnh vật. Sau này, ông tự nghiên cứu sơn dầu. Tuy nhiên, trong khi hầu hết những họa sĩ Việt Nam cùng thời chọn lựa khai phá hội họa theo cách truyền thống thì Tạ Tỵ vấp phải nhiều khó khăn hơn khi ông rẽ sang con đường “hội họa mới”.

"Cất cánh" - tranh sơn dầu

Bị ảnh hưởng của các họa sĩ từ phong trào hội họa phương Tây sau thời Phục Hưng như Picasso, Braque… tranh của Tạ Tỵ cũng chuyển sang phong cách lập thể. Cách vẽ sáng tạo, khác lạ hoàn toàn với những họa sĩ cùng thời biến ông trở thành một “họa sĩ đơn độc”.Tuy sống trong thời kì hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng người ta không tìm thấy bóng dáng chiến tranh trong hội họa Tạ Tỵ, ngược lại là những mảng màu đan xen với nhau khiến người xem phải suy ngẫm. Giai đoạn này, màu sắc trong tranh của ông tách bạch từng mảng rõ rệt. Ông thường dùng màu đen để tạo điểm nhấn cho các tác phẩm, dẫn đưa đến thế giới của nỗi buồn.

Bức tranh "Đàn bà", tác phẩm tiêu biểu thời kỳ Lập thể của Tạ Tỵ năm 1951

Năm 1952, ông mở triển lãm đầu tiên tại trụ sở Hội Khai Trí Tiến Ðức. Đây cũng là cuộc triển lãm riêng duy nhất trên đất Bắc được mở. Sau đó, năm 1954, ông mở thêm 2 cuộc triển lãm riêng khác tại miền Nam.

Theo họa sĩ Trịnh Cung, họa sĩ Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu trong phong cách hội họa lập thể ở Việt Nam từ thập niên 1940 đến 1960. Chính việc phủ nhận những gì khác với truyền thống cũ, khai phá và sáng tạo những nét mới đã đưa Tạ Tỵ trở thành họa sĩ tên tuổi về sau này.

Sang thập niên 1970, ông chuyển sang phong cách trừu tượng. Hội họa trừu tượng của Tạ Tỵ vượt thoát mọi khái niệm về biểu tượng và hình thể, ở đó chỉ còn niềm rung cảm của trí tuệ khi ông thể nhập vào cảnh giới phi hình thể.

Một mảng tranh được công chúng biết đến nhiều là những bức ký họa do Tạ Tỵ vẽ về những nghệ sĩ mà ông quen biết. Những bức chân dung các nghệ sĩ như Lê Văn Siêu, Lãng Nhân, Hàn Mặc Tử, Võ Hồng, Phạm Duy, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn...có thể tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam Việt Nam trước 1975 và được giới nghệ sĩ đánh giá cao.

Văn nghệ sĩ qua cách vẽ của Tạ Tỵ

Khi đã là một họa sĩ thành danh, Tạ Tỵ còn làm thơ, viết văn, viết kịch. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm, được những nhà xuất bản uy tín ấn hành như: “Những viên sỏi”, “Yêu và Thù”, “Mười khuôn mặt văn nghệ”, “Phạm Duy còn đó nỗi buồn”…

Trong những năm cuối đời, họa sĩ Tạ Tỵ vẫn tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật. Nhiều tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở Tokyo, San Francisco, New York và Paris.

Trong quyển sách “Đi vào cõi tạo hình” in năm 2015 của họa sĩ Đinh Cường có bài viết về họa sĩ Tạ Tỵ. Qua họa sĩ Đinh Cường, được biết tác phẩm hội họa của Tạ Tỵ có treo ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tranh của ông cũng được các nhà sưu tập ngoại quốc tìm kiếm và được đấu giá ở nước ngoài, giá tranh của họa sĩ Tạ Tỵ càng ngày càng tăng cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?
Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?

VOV.VN - Tranh của các họa sĩ trong nhóm 3 bộ tứ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ mấy chục năm nay đã bị vướng các nghi án tranh giả.

Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?

Tranh thật hay tranh giả chỉ là cảm tính?

VOV.VN - Tranh của các họa sĩ trong nhóm 3 bộ tứ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ mấy chục năm nay đã bị vướng các nghi án tranh giả.

Họa sĩ Thành Chương công bố phác thảo bức tranh bị tố đánh tráo
Họa sĩ Thành Chương công bố phác thảo bức tranh bị tố đánh tráo

VOV.VN -Họa sĩ Thành Chương cho biết, hiện ông vẫn đang tiếp tục tìm thêm bằng chứng để khẳng định sở hữu của mình cho bức tranh “Trừu tượng” ký tên Tạ Tỵ.

Họa sĩ Thành Chương công bố phác thảo bức tranh bị tố đánh tráo

Họa sĩ Thành Chương công bố phác thảo bức tranh bị tố đánh tráo

VOV.VN -Họa sĩ Thành Chương cho biết, hiện ông vẫn đang tiếp tục tìm thêm bằng chứng để khẳng định sở hữu của mình cho bức tranh “Trừu tượng” ký tên Tạ Tỵ.

Lùm xùm “tranh trở về từ Châu Âu”: Sẽ dừng triển lãm nếu có tranh giả!
Lùm xùm “tranh trở về từ Châu Âu”: Sẽ dừng triển lãm nếu có tranh giả!

Về vụ 17 bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh từ Châu Âu về”, nhiều người cho rằng, trách nhiệm của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong việc này rất lớn.

Lùm xùm “tranh trở về từ Châu Âu”: Sẽ dừng triển lãm nếu có tranh giả!

Lùm xùm “tranh trở về từ Châu Âu”: Sẽ dừng triển lãm nếu có tranh giả!

Về vụ 17 bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh từ Châu Âu về”, nhiều người cho rằng, trách nhiệm của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong việc này rất lớn.

Lùm xùm tranh giả - tranh thật: Bao giờ mới ngã ngũ?
Lùm xùm tranh giả - tranh thật: Bao giờ mới ngã ngũ?

VOV.VN -Liệu sau buổi họp đánh giá lại hoàn toàn triển lãm “Những bức tranh từ Châu Âu trở về” của các nhà chuyên môn vào sáng nay (19/7), sự thật có sáng tỏ?

Lùm xùm tranh giả - tranh thật: Bao giờ mới ngã ngũ?

Lùm xùm tranh giả - tranh thật: Bao giờ mới ngã ngũ?

VOV.VN -Liệu sau buổi họp đánh giá lại hoàn toàn triển lãm “Những bức tranh từ Châu Âu trở về” của các nhà chuyên môn vào sáng nay (19/7), sự thật có sáng tỏ?

Họa sĩ Thành Chương suýt bị hành hung ở cuộc họp thẩm định tranh
Họa sĩ Thành Chương suýt bị hành hung ở cuộc họp thẩm định tranh

VOV.VN -Ông Vũ Xuân Chung đã có những hành động thiếu kiềm chế với họa sĩ Thành Chương trong cuộc họp thẩm định 17 bức tranh trong BST của mình.

Họa sĩ Thành Chương suýt bị hành hung ở cuộc họp thẩm định tranh

Họa sĩ Thành Chương suýt bị hành hung ở cuộc họp thẩm định tranh

VOV.VN -Ông Vũ Xuân Chung đã có những hành động thiếu kiềm chế với họa sĩ Thành Chương trong cuộc họp thẩm định 17 bức tranh trong BST của mình.