Tái hiện phong tục độc đáo của người Mạ và Êđê

VOV.VN -Đồng bào dân tộc Mạ, tỉnh Lâm Đồng và dân tộc Ê đê, tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện sinh động Lễ hội Yang Koi - cúng thần lúa và Lễ rước cây nêu.

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hoá chào mừng Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới IPU - 132, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào dân tộc Mạ, tỉnh Lâm Đồng và dân tộc Ê đê, tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện sinh động Lễ hội Yang Koi - cúng thần lúa và Lễ rước cây nêu. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh, giới thiệu với du khách và bạn bè quốc tế về những giá trị văn hoá truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Một nghi thức trong lễ cúng thần lúa

Lễ hội Yang Koi - cúng thần lúa là lễ cúng lớn, quan trọng nhất trong năm của dân tộc Mạ, tỉnh Lâm Đồng. Đồng bào thường tổ chức lễ cúng này vào tháng 2-3 âm lịch khi đã thu hoạch xong mùa màng. Đây là lễ cúng mà người Mạ quan niệm rằng vị thần này liên quan trực tiếp đến lương thực của cuộc sống cộng đồng. Để chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ chọn những cây tre cao, thẳng đem về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre cắm chùm gai mây tượng trưng cho bông lúa. Lễ vật phục vụ cho lễ cúng cũng tuỳ theo điều kiện kinh tế mà buôn làng, gia chủ giết gà, vịt, dê hoặc trâu để dâng lên vị thần. Khi nghi thức cúng kết thúc, tiếng cồng chiêng hoà nhịp theo các bài hát, điệu nhảy múa của các cô gái, chàng trai tạo nên không khí rộn ràng với mong ước cho một vụ mùa bội thu.

Ông Nguyễn Đức Thọ, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Đây là lễ cúng truyền thống, sau mỗi vụ mùa thu thì dân làng cũng như từng dòng họ sẽ tổ chức để cảm ơn thần lúa đã cho dân làng cơm ăn, thóc lúa đầy nhà. Lễ này vừa là để cảm ơn cũng như cầu mong cho vụ tới được mùa, bội thu hơn”.

Đồng bào dân tộc và du khách cùng nhảy múa trong lễ hội cúng thần lúa

Trong khi đó, đồng bào Êđê ở xã Êa Tu, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã tái hiện nghi lễ rước cây nêu cầu an của dân tộc mình. Cây nêu với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dân tộc Êđê nói riêng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống của người dân nơi đây. Cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là sự tương giao của con người với các thần linh và tổ tiên.

Trong nghi lễ rước cây nêu cầu an, dân tộc Êđê dựng cây nêu với mong muốn được thông tin trực tiếp với thần linh. Các họa tiết trang trí trên cây nêu đều thể hiện tính linh thiêng, lòng tôn kính đối với thần linh, ông bà đã khuất. Tại lễ tái hiện, đồng bào và du khách đã được tìm hiểu thêm về nghi thức cúng đeo vòng, nghi thức mời rượu, mời cơm trong dòng họ, hòa mình vào âm thanh rộn rã của tiếng chiêng và những bài dân ca Êđê ca ngợi tình yêu đôi lứa, sự đổi mới của buôn làng và sự bình yên của cộng đồng.

Đồng bào Êđê đánh chiêng trong lễ dựng cây nêu cầu an

Ông Y Sơn Niê ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chia sẻ: “Sau khi tổ chức lễ rước cây nêu, chúng tôi cảm thấy rất vui vì anh em và người dân ở đây chưa từng biết đến lễ này. Hôm nay có rất đông người và người ta cảm nhận được, hiểu được phong tục của người Êđê Buôn Ma Thuột”.

Cùng với tái hiện các lễ hội truyền thống, tại Làng Văn hóa- du lịch các dân tộc Việt Nam, trên “Con đường giới thiệu không gian Văn hoá - Du lịch Việt Nam” đồng bào các dân tộc anh em tổ chức trưng bày, giới thiệu những đặc sản ẩm thực, nghề thủ công truyền thống đặc trưng và một số không gian văn hoá tiêu biểu của dân tộc mình tới du khách và bạn bè quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?
Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?

VOV.VN -Lễ hội chém lợn hay đâm trâu liệu có cần phải thay đổi, để phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được tinh thần là cầu may. 

Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?

Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?

VOV.VN -Lễ hội chém lợn hay đâm trâu liệu có cần phải thay đổi, để phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được tinh thần là cầu may. 

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới
Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

VOV.VN - Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng của người dân ven biển, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa.

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

VOV.VN - Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng của người dân ven biển, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa.

19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài
19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài

VOV.VN - Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội đã có 42.000 lượt khách đến tham gia, trong đó có 19.000 khách mặc trang phục áo dài.

19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài

19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài

VOV.VN - Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội đã có 42.000 lượt khách đến tham gia, trong đó có 19.000 khách mặc trang phục áo dài.

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á
Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

VOV.VN - Những tiết mục múa đương đại đặc sắc như “Phượng hoàng”, “Mùa đom đóm”, “Chim Công” được giới thiệu lại Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á.

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

VOV.VN - Những tiết mục múa đương đại đặc sắc như “Phượng hoàng”, “Mùa đom đóm”, “Chim Công” được giới thiệu lại Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á.

Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu
Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu

VOV.VN -Lễ hội Tú Tỉ là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Lai Châu, và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu

Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu

VOV.VN -Lễ hội Tú Tỉ là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Lai Châu, và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng, quy mô và tần suất lễ hội hiện nay vẫn còn hơi cao, dầy. Vì vậy hướng sắp tới là giảm tần suất lễ hội.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: “Sẽ giảm tần suất tổ chức các lễ hội“

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng, quy mô và tần suất lễ hội hiện nay vẫn còn hơi cao, dầy. Vì vậy hướng sắp tới là giảm tần suất lễ hội.