Hốp khzồng mềnh pầu - uống bùa thông minh ngày Tết của người Dao đỏ Lào Cai

VOV.VN - Đồng bào Dao Đỏ ở Lào Cai không có phong tục đón giao thừa như các nhóm người Dao khác, mà chỉ thức dậy thật sớm vào sáng mồng 1 Tết uống bùa thông minh, mà bà con gọi là "Hốp khzồng mềnh pầu".

Để chuẩn bị cho lễ uống bùa thông minh ngày Tết, những người đàn ông Dao khỏe mạnh lên rừng kiếm lá cây trúc quân tử, lá cây chít. Việc lựa chọn hái các loại lá này cũng rất quan trọng, đòi hỏi người đàn ông Dao phải quan sát kỹ, khi lặng gió nhưng những chiếc lá này vẫn rung rinh.

Bà con quan niệm rằng khi uống loại lá đặc biệt này người đàn ông Dao sẽ thêm nhanh nhẹn, sáng dạ. Khi hái lá về họ nhanh chóng đem về rửa sạch rồi đun lấy nước, sau đó thầy cúng hoặc trưởng họ, người có uy tín sẽ viết những câu thần chú, những lời chúc may mắn, sung túc cho gia đình trong một năm mới rồi hóa phép vào bát nước. Cả gia đình quây quần bên nhau chờ đến đúng thời gian gà gáy bước sang năm mới thì những người đàn ông Dao sẽ lần lượt uống bùa thông minh.

Nghi lễ được tổ chức đơn giản nhưng trang nghiêm, thầy cúng hoặc trưởng họ có uy tín sẽ viết những câu thần chú vào lá bùa, rồi tiến hành các nghi thức bắt buộc. Sau đó đem hóa và lấy tượng trưng tàn tro của lá bùa pha vào bát nước để mọi người cùng uống. Với mong muốn sau khi uống bát nước này thì lòng dạ sẽ sáng, thông minh hơn trong việc học tập và làm ăn. Những người tham gia thường là thanh niên trẻ vì họ là thế hệ tương lai, gánh trọng trách lớn với gia đình, dòng họ cũng như cả cộng đồng. “Năm nào, chúng tôi cũng tổ chức làm lễ uống bùa thông minh cho con cháu trong gia đình và dòng họ vào mồng 1 Tết. Đây là một nét đẹp văn hóa và chúng tôi sẽ lưu giữ đến mãi về sau này”- ông Lý Phụ Chìu, thôn Tà Chải, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói.

Người Dao Đỏ rất quan trọng sự học. Vì thế bà con cũng quan niệm, uống bùa thông minh ngày đầu năm sẽ giúp những người đàn ông là thanh niên trai tráng trong gia đình sẽ thông minh hơn, có thể học tốt hơn những điều hay ý đẹp từ sách cổ, có thể viết và niệm thần chú cầu mong những điều tốt lành cho gia đình, bản làng. Ông Lý Phụ Chìu cho biết: "Biết chữ đồng nghĩa là người thông thái. Chúng tôi lưu giữ tất cả những giá trị văn hóa bằng chữ nôm Dao. Do vậy việc học, luyện chữ rất được coi trọng. Nghi lễ này được duy trì với mong muốn sẽ học đâu được đấy".

Niệm thần chú có ý nghĩa quan trọng trong nghi thức uống bùa thông minh. Trong kho tàng dân gian của người Dao hiện còn lưu giữ được nhiều phép thuật, thần chú. Việc này được chia ra làm nhiều cấp bậc, từ đơn giản đến phức tạp. Ở cấp độ đơn giản thì những câu niệm thần chú được viết ra trong lễ uống bùa thông minh đều mong muốn giúp cho con trẻ an giấc khi tự nhiên hay giật mình, khóc, không ngủ được vào ban đêm. Ngoài ra còn có những câu thần chú được niệm vào mũ, áo của đứa trẻ nhỏ trước khi đi ra khỏi nhà, với niềm tin là không bị tà ma quấy nhiễu, thượng lộ bình an, thuận buồm xuôi gió.

Lý Cuổi Pú ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết thêm: “Những câu thần chú tốt lành mà tôi đã học thường được sử dụng vào dịp đầu năm hay trong những trường hợp đặc biệt cần thiết. Chúng tôi quan niệm rằng, muốn thần chú luôn được linh nghiệm thì không được làm điều xấu, không làm những điều ảnh hưởng đến người khác. Đặc biệt không được đem những câu thần chú ra trêu đùa với nhau hoặc nhạo báng”.

Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình đồng bào Dao đỏ Lào Cai dù có đi đâu xa cũng cố gắng trở về sum họp. Uống bùa thông minh ngày Tết được đồng bào duy trì qua các thế hệ, với niềm mong ước những điều tốt đẹp nhất cho người thân, gia đình, bản làng trong năm mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáp Tết ghé thăm đoàn lân sư rồng nữ tài năng, xinh đẹp
Giáp Tết ghé thăm đoàn lân sư rồng nữ tài năng, xinh đẹp

VOV.VN - Mặc dù năm nay ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19, nhưng tại đoàn lân sư rồng Tú Anh Đường ở quận Ô Môn (Cần Thơ), không khí tập luyện vẫn hết sức nhộn nhịp. Đây là đoàn lân sư rồng đang nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á.

Giáp Tết ghé thăm đoàn lân sư rồng nữ tài năng, xinh đẹp

Giáp Tết ghé thăm đoàn lân sư rồng nữ tài năng, xinh đẹp

VOV.VN - Mặc dù năm nay ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19, nhưng tại đoàn lân sư rồng Tú Anh Đường ở quận Ô Môn (Cần Thơ), không khí tập luyện vẫn hết sức nhộn nhịp. Đây là đoàn lân sư rồng đang nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á.

Độc đáo văn hóa bản địa miền non nước Cao Bằng
Độc đáo văn hóa bản địa miền non nước Cao Bằng

VOV.VN - Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, Cao Bằng sở hữu kho tàng văn hóa đặc sắc và được gìn giữ nguyên vẹn tại nhiều địa phương. Những bản làng người Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ... giàu bản sắc văn hóa đã được người dân vun đắp, dựng xây từ bao đời nay.

Độc đáo văn hóa bản địa miền non nước Cao Bằng

Độc đáo văn hóa bản địa miền non nước Cao Bằng

VOV.VN - Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, Cao Bằng sở hữu kho tàng văn hóa đặc sắc và được gìn giữ nguyên vẹn tại nhiều địa phương. Những bản làng người Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ... giàu bản sắc văn hóa đã được người dân vun đắp, dựng xây từ bao đời nay.

Lễ rước dâu đậm sắc màu văn hóa của người Dao Khâu
Lễ rước dâu đậm sắc màu văn hóa của người Dao Khâu

VOV.VN - Với đồng bào Dao khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, lễ rước dâu là nghi lễ quan trọng, được tổ chức vào ngày chính thức của lễ cưới.

Lễ rước dâu đậm sắc màu văn hóa của người Dao Khâu

Lễ rước dâu đậm sắc màu văn hóa của người Dao Khâu

VOV.VN - Với đồng bào Dao khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, lễ rước dâu là nghi lễ quan trọng, được tổ chức vào ngày chính thức của lễ cưới.