Thiếu tác phẩm hấp dẫn về lịch sử, lỗi của văn nghệ sỹ?

(VOV) - Vấn đề không mới nhưng hiếm khi được bàn luận với quy mô lớn như trong hội thảo về sáng tạo VHNT đề tài lịch sử diễn ra tại Hà Nội.

Những tiếng thở dài rất cũ

Cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long – Hà Nội lần thứ nhất được phát động khá rầm rộ nhưng chỉ có một phim hoạt hình “Người con của Rồng” là đi đến nơi về đến chốn. Còn hơn 40 tác phẩm khác thì vẫn đang ngủ yên trong kho lưu trữ. Hơn 40 tác phẩm cho một cuộc thi quy mô lớn, có giải thưởng hẳn hoi không thể gọi là nhiều. Đạo diễn, NSND Hải Ninh gọi tình trạng đó là “có phát mà không có động”.

Được phát động, được động viên khuyến khích mà còn như vậy, nên thực trạng thường trực hiện nay là đội ngũ văn nghệ sỹ ít người tâm huyết với đề tài lịch sử. Số lượng các tác phẩm về đề tài này không nhiều, và số lượng tác phẩm được công chúng đánh giá cao lại càng ít ỏi. Phân tích về cách làm phim đề tài lịch sử thành công, đạo diễn Hải Ninh toàn phải lấy dẫn chứng phim của nước ngoài. PGS. TS sử học Tạ Ngọc Liễn thì bày tỏ sự băn khoăn, trăn trở vì văn học nghệ thuật (VHNT) nước nhà đang thiếu vắng nghiêm trọng các tác phẩm về thời kỳ lịch sử cận đại, hiện đại dù sáng tác về thời kỳ này không gặp nhiều khó khăn về sử liệu.

Một cảnh trong phim hoạt hình "Người con của rồng" - phim hoạt hình hiếm hoi về đề tài lịch sử

Nỗi lo thanh niên Việt Nam thuộc lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn sử Việt Nam vì xem quá nhiều phim lịch sử, dã sử của hai nước này không có gì mới mẻ. Nhưng khi ngay chính đội ngũ văn nghệ sỹ còn không mặn mà thì làm sao công chúng có nhiều sự quan tâm?

Hội thảo khoa học toàn quốc "Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử" diễn ra trong 2 ngày 15-16/12/2012 tại Hà Nội. Hơn 60 các nhà văn, đạo diễn, nghệ sỹ, nhà quản lý văn hóa có tham luận trình bày tại hội thảo.

Lý giải về tình trạng này là vô vàn các khó khăn các văn nghệ sỹ gặp phải khi sáng tác về đề tài lịch sử. Nhà văn Hoàng Quốc Hải (tác giả tiểu thuyết “Bão táp triều Trần”, “Lý triều bát đế”…) cho biết nguồn sử liệu về thời trung, cổ đại rất khan hiếm và ngay cả chính sử như “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng không đạt được độ tin cậy cao; thời cận đại thì bị quan điểm chính thống chi phối. Thiếu vắng tác phẩm văn học về lịch sử dẫn đến việc các đạo diễn cũng thiếu nguyên liệu để làm phim. Chi phí để dựng bối cảnh lớn, thiếu các chuyên gia, đạo diễn… cũng là khó khăn khiến phim lịch sử của chúng ta thường chỉ được làm nhân các dịp lễ lớn.

Hội Nhà văn Việt Nam từ khi thành lập đến nay chưa hề có một cuộc vận động nào hoặc định hướng nào cho hội viên hướng sáng tác về đề tài lịch sử. Theo nhà văn Hoàng Quốc Hải thì những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử được coi là nghiêm túc, có giá trị cũng chưa được quan tâm phổ cập trong nhà trường, ngoài công chúng, còn những cơ quan quản lý văn hóa cũng rất thờ ơ.

Nhà văn gọi sự thiếu vắng đó là “cái họa toàn dân đói sử tràn ngập xã hội tới mấy chục năm nay và bây giờ nó đang phát tác thành tai họa”

Đây là hội thảo có quy mô lớn nhất  trong 20 năm trở lại đây bàn về sáng tạo VHNT đề tài lịch sử

Dấu chấm lửng cho giải pháp

Nhìn từ góc độ của một nhà sử học, PGS. TS Tạ Ngọc Liễn có một số gợi ý cho các nhà văn để giải quyết khó khăn khan hiếm nguồn sử liệu. Đó là đi vào khai thác lịch sử các loại như: lịch sử tư tưởng, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo, lịch sử kinh tế… chứ không chỉ khai thác những diễn biến nặng màu chính trị. Ông cũng kêu gọi các văn nghệ sỹ quan tâm nhiều hơn nữa vào đề tài lịch sử cận đại và hiện đại, xóa bỏ đi khoảng trống rất vô lý này.

Đạo diễn, NSND Hải Ninh mong muốn Nhà nước cũng như các nhà kinh doanh, manh thường quân trong xã hội đầu tư, tài trợ cho các công trình nghệ thuật về đề tài lịch sử. Theo ông, nhà nước cần có một chủ trương thường xuyên và lâu dài nằm trong chiến lược văn hóa, văn học, nghệ thuật về dòng phim lịch sử.

Bộ phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" khi chưa được công chiếu đã gặp nhiều ý kiến phản đối

PGS.TS Đào Duy Quát cho rằng cần phải đổi mới mô hình đào tạo, bồi dưỡng các tài năng trẻ trong lĩnh vực VHNT, nâng cao chất lượng của phê bình và quảng bá các tác phẩm VHNT đề tài lịch sử.

Đa số các kiến nghị về giải pháp phát triển dòng VHNT đề tài lịch sử đều hướng về hai khía cạnh: tự bản thân các tác giả cần trau dồi tri thức, vốn sống và cả nhân cách để có thể có những tác phẩm hay; các cơ quan quản lý văn hóa cần có chiến lược phát triển dài hơi và đúng đắn.

Những giải pháp này cũng giống như những khó khăn của các văn nghệ sỹ đều không mới mẻ. Không mới mẻ mà vẫn chưa được giải quyết trên thực tiễn thì e rằng tương lai khán giả thuộc lịch sử Việt Nam nhờ phim, truyện hay sân khấu… vẫn còn rất mịt mờ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phim lịch sử đi tiên phong tại giải Cánh diều vàng 2010
Phim lịch sử đi tiên phong tại giải Cánh diều vàng 2010

Phỏng vấn nhà lý luận phê bình điện ảnh, PGS-TS Trần Luân Kim- Trưởng ban giám khảo phim truyện nhựa trong giải Cánh diều 2010.

Phim lịch sử đi tiên phong tại giải Cánh diều vàng 2010

Phim lịch sử đi tiên phong tại giải Cánh diều vàng 2010

Phỏng vấn nhà lý luận phê bình điện ảnh, PGS-TS Trần Luân Kim- Trưởng ban giám khảo phim truyện nhựa trong giải Cánh diều 2010.

Phim lịch sử Việt Nam vừa ít, vừa yếu
Phim lịch sử Việt Nam vừa ít, vừa yếu

(VOV) - Nhiều tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình về đề tài lịch sử chỉ dừng ở mức minh họa cho kiến thức lịch sử.

Phim lịch sử Việt Nam vừa ít, vừa yếu

Phim lịch sử Việt Nam vừa ít, vừa yếu

(VOV) - Nhiều tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình về đề tài lịch sử chỉ dừng ở mức minh họa cho kiến thức lịch sử.

Tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử
Tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử

9 cuốn tiểu thuyết lịch sử được minh họa cùng những nhận định đánh giá của các nhà phê bình danh tiếng.

Tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử

Tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử

9 cuốn tiểu thuyết lịch sử được minh họa cùng những nhận định đánh giá của các nhà phê bình danh tiếng.

Giới thiệu 2 bộ tiểu thuyết lịch sử
Giới thiệu 2 bộ tiểu thuyết lịch sử

Qua hai bộ sách này, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thực hiện thành công ý tưởng “văn học hóa lịch sử” mà ông tâm đắc.

Giới thiệu 2 bộ tiểu thuyết lịch sử

Giới thiệu 2 bộ tiểu thuyết lịch sử

Qua hai bộ sách này, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã thực hiện thành công ý tưởng “văn học hóa lịch sử” mà ông tâm đắc.

Phim lịch sử Việt Nam- bao giờ cất cánh?
Phim lịch sử Việt Nam- bao giờ cất cánh?

Lịch sử dân tộc đáng lẽ phải là một nguồn đề tài phong phú để điện ảnh có thể dựa lưng vào đó sáng tạo và khai phá, tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.

Phim lịch sử Việt Nam- bao giờ cất cánh?

Phim lịch sử Việt Nam- bao giờ cất cánh?

Lịch sử dân tộc đáng lẽ phải là một nguồn đề tài phong phú để điện ảnh có thể dựa lưng vào đó sáng tạo và khai phá, tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.