Tiết lộ về người vợ duy nhất của danh họa Picasso

VOV.VN - Picasso tin rằng cuộc hôn nhân này sẽ theo ông cả cuộc đời, vì vậy trong hợp đồng hôn nhân có đoạn cam kết: tất cả tài sản của vợ chồng là của chung.

Pablo Picasso gặp nghệ sĩ ballet Olga Khokhlova ở Rome vào mùa xuân năm 1917, cô tham gia đoàn "Ballet Nga" nổi tiếng của Sergei Diaghilev. Là người siêng năng, có kỹ thuật tốt với ngoại hình ưa nhìn, nhưng cô không phải là một nghệ sĩ ballet hàng đầu.

Olga sinh năm 1891 tại Nga trong gia đình của Đại tá Quân đội Hoàng gia. Olga có cung cách cư xử tuyệt vời với nét quyến rũ đặc biệt của một cô gái Nga.

Ở tuổi 36, Picasso lúc đó đã có danh tiếng tại Paris, khi đó ông yêu mọi thứ thuộc về nước Nga, và những tác phẩm ông vẽ giai đoạn này được giới hội họa gọi là "giai đoạn Nga". Chính vì vậy, việc Picasso say đắm Olga Khokhlova cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Olga Khokhlova không vội đáp lại tình cảm của Picasso. Mặc dù đôi mắt đen luôn ánh  như tia lửa điện của họa sĩ dường như đã thiêu đốt cô.

Tháng 5/1917 vở ballet "Parade" không được công chúng Paris đón nhận, giám đốc nhà hát Diaghilev, đưa "Parade" tới Madrid và Barcelona. Vì Olga, Picasso đi cùng đoàn, không thích lối vẽ lạ lùng của Picasso, cô nói: "Tôi muốn nhận ra khuôn mặt của tôi".

Ở Barcelona, Picasso giới thiệu Olga với thân mẫu. Bà nói với Olga: "sống với con trai tôi, một người chỉ sáng tạo mọi thứ cho bản thân mình, không vì ai khác sao có thể hạnh phúc được".

Khi vũ đoàn ballet Nga đi Mỹ Latinh, Olga quyết định ở lại - cô phải đứng trước lựa chọn khó khăn giữa cuộc sống của một vũ công bình thường và hôn nhân với họa sĩ danh tiếng. Ở Pháp, cặp tình nhân sống trong một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Montrouge của Paris - cùng với người hầu gái, một đàn chó chó và tiếng chim rộn rã khu vườn. Họ tiếp tục làm việc rất nhiều, thường là vào ban đêm. Picasso vẽ chân dung nổi tiếng "Chân dung của Olga trong một chiếc ghế bành" ở ngôi nhà nhỏ này.

Nhiều người bạn đã cố gắng thuyết phục Picasso đừng tiến tới hôn nhân với Olga, vì họ tin rằng nó sẽ thất bại. Những lời khuyên được bỏ ngoài tai. Ngày 12/7/1918 tại Tòa thị chính Paris, lễ cưới của Pablo Picasso và Olga Khokhlova đã diễn ra. Hôn lễ theo truyền thống của người Cơ đốc giáo chính thống Nga tại nhà thờ Alexander Nevsky. Trong số khách mời có Diaghilev, Apollinaire, Cocteau, Matisse.

Picasso tin rằng cuộc hôn nhân này sẽ theo ông cả cuộc đời, vì vậy, trong hợp đồng hôn nhân có đoạn cam kết: tất cả tài sản của vợ chồng là của chung, bao gồm tất cả những bức tranh.

Picasso, một người tềnh toàng trong ăn vận, thích giúp đỡ người nghèo, trong khi Olga lại thích những bữa tối tại nhà hàng đắt tiền, tiệc chiêu đãi do tầng lớp thượng lưu Paris tổ chức.

Dần dần Picasso thấy mình ở trung tâm của sự chú ý và dần dần cuốn hút vào vòng xoáy của đời sống xã hội. Ông đã thay đổi mình trong bộ tuxedo hoàn hảo, đồng hồ vàng bỏ trong túi áo ghi lê, và không bao giờ bỏ lỡ bữa tiệc tối.

Nội tâm Picasso mâu thuẫn với cuộc sống thế tục. Một mặt, ông muốn có gia đình, và rất yêu vợ mình, mặt khác người  nghệ sĩ lại muốn cuộc sống tự do.

Ngày 4/2/1921, cặp vợ chồng đón chào đứa con đầu lòng Paolo Picasso. Picasso lần đầu tiên đã trở thành một người cha ở tuổi 40. Sự kiện này làm ông vui mừng và tràn ngập niềm tự hào. Trên rất nhiều tranh vẽ và bản vẽ thời kỳ này có những hình ảnh của người mẹ và đứa con vô cùng hạnh phúc.

Olga gắn bó cùng đứa trẻ với niềm đam mê và ngưỡng mộ tuyệt đối, với niềm hy vọng rằng sự ra đời của con trai họ sẽ củng cố cuộc sống gia đình. Nhưng người phụ nữ trẻ ngày càng cảm nhận được chồng mình đang dần trở lại thế giới nội tâm của người nghệ sĩ, ông trở về thế giới nghệ thuật. Mệt mỏi với cuộc sống xã hội vô nghĩa, ông đã tự ngăn cách với người vợ bằng một bức tường vô hình.

Không chịu nổi sự  thờ ơ của chồng mình, Olga mất bình tĩnh, cô không kiềm chế được cảm xúc giằng xé đau đớn với Picasso và cô bị nghiện cà phê.

Tháng 1/1927, trên đường phố, Picasso nhìn thấy một cô gái xinh đẹp 17 tuổi với đôi mắt màu xanh xám. Đó là một cô gái không biết gì về nghệ thuật và cũng không hay biết gì về Picasso. 

Có bên mình một nàng thơ mới nhưng Picasso không muốn ly hôn, còn Olga không thể chịu đựng được cuộc sống ngột ngạt, vào tháng 7/1935, cô và con trai rời khỏi nhà. Olga gửi những tin nhắn chứa đừng sự giận hờn sâu thẳm đến tột cùng bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và cả tiếng Nga. Kèm theo chân dung của Rembrandt và Beethoven, cô tuyên bố rằng Picasso chưa bao giờ là người tuyệt vời.

Sau này, những người cháu của Olga Khokhlova nhớ lại "... cô ấy thường kể những câu chuyện tuyệt vời và tuyệt vời bằng tiếng Nga với xúc cảm dâng trào... Và chúng tôi chưa bao giờ nghe từ cô ấy một từ xấu về Picasso".

Sau một thời gian dài bệnh tật đau đớn, Olga qua đời vào tháng 2/1955. Picasso không có mặt trong lễ tang.

Và Picasso ra đi sau Olga 18 năm.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những bức vẽ nổi tiếng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
Những bức vẽ nổi tiếng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

"Điệu múa cổ", "Gióng", "Xuân Hồ Gươm"... là những tác phẩm để đời của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, lấy giá trị văn hóa truyền thống làm gốc.

Những bức vẽ nổi tiếng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Những bức vẽ nổi tiếng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

"Điệu múa cổ", "Gióng", "Xuân Hồ Gươm"... là những tác phẩm để đời của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, lấy giá trị văn hóa truyền thống làm gốc.

Tưởng nhớ danh họa Van Gogh bằng... hoa
Tưởng nhớ danh họa Van Gogh bằng... hoa

VOV.VN - Những tác phẩm hoa tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ danh họa Van Gogh đã được người dân quê hương ông ở Hà Lan tái hiện hàng năm.

Tưởng nhớ danh họa Van Gogh bằng... hoa

Tưởng nhớ danh họa Van Gogh bằng... hoa

VOV.VN - Những tác phẩm hoa tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ danh họa Van Gogh đã được người dân quê hương ông ở Hà Lan tái hiện hàng năm.

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua đời
Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua đời

Thông tin từ gia đình và Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã qua đời vào 10h30 sáng 15/6 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, thọ 94 tuổi.

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua đời

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm qua đời

Thông tin từ gia đình và Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã qua đời vào 10h30 sáng 15/6 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, thọ 94 tuổi.