Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn: Đã đến lúc đi vào chiều sâu?

VOV.VN - Sự quyết liệt, bền bỉ đã tạo nên chuyển biến rất lớn trong toàn xã hội. Người vi phạm đã biết sợ. Quan niệm xin xỏ để được bỏ qua đã thay đổi. Vậy, đã đến lúc thay đổi phương thức, để việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đi vào chiều sâu hay chưa?

Người vi phạm nồng độ cồn đã biết sợ?

Trưa 27/9, theo chân tổ công tác của Đội CSGT số 14, Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn tại ngã 3 Giải Phóng- Kim Đồng.

Trong vòng gần một giờ, tổ công tác đã dừng khoảng 15 trường hợp điều khiển mô tô, xe gắn máy đề kiểm tra nhanh nồng độ cồn. Kết quả cho thấy, chỉ có 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn được phát hiện.

Bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất, 1,25mg/lít khí thở, anh Phạm Hoài Văn (ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) phân trần: "Tôi chỉ ra chỗ đầu này tôi lấy chút hàng về thôi, tại vì tôi biết ngay chỗ đèn xanh đè đỏ này là lấy được hàng về thôi. Tôi biết rằng không được phép nhưng tôi nghĩ rằng uống nửa lon thì nồng độ cồn nó không vượt quá đâm ra tôi mới uống thôi, tôi uống với mức của mình, chứ không phải uống quá để say để tham gia giao thông".

Anh Phạm Văn Tài, ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, một trong số những người vừa bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn cũng cho hay, đã biết “sợ” mỗi khi nghĩ đến việc uống rượu bia: "Mình đi uống bia uống rượu thì cũng phải suy nghĩ rất nhiều vì ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, thứ 2 là ảnh hưởng đến kinh tế vì hình thức xử phạt rất nặng".

Thiếu tá Phùng Công Hà, Đội CSGT số 14, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội, tổ trưởng tổ công tác cho hay, kết quả kiểm soát nồng độ cồn thời gian gần đây cho thấy, số người điều khiển phương tiện vi phạm được phát hiện trong mỗi ca làm việc đã giảm đáng kể. Điều đó cho thấy, ý thức của người tham gia giao thông đã chuyển biển tích cực.

"So với trước kia đã giảm rất đáng kể. Tự người dân đã ý thức được điều đó. Một số ít vẫn còn có hiện tượng đấy và anh em cũng thay đổi vị trí hoặc phương thức hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp cắm chốt để phù hợp với tình hình mới".

Thiếu tá Phạm Văn Luyến, Đội phó Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, với các trường hợp người vi phạm là đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức vi phạm nồng độ cồn sẽ được gửi thông báo về tận nơi cư trú để xác minh, nên đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của đại bộ phận người tham gia giao thông.

"Sau một thời kỳ làm quyết liệt, người dân đã chấp hành hơn và đã thực hiện tốt hơn so với thời kỳ trước khi có kế hoạch này diễn ra. Mong rằng trong thời gian tới, với sự quyết liệt ra quân của lực lượng CSGT toàn quốc cũng như TP. Hà Nội nói riêng thì tình trạng sử dụng rượu bia khi điều khiển ô tô, xe máy sẽ hạn chế tối đa nhất có thể".

Thống kê của Công an TP. Hà Nội cũng cho thấy, 9 tháng đầu năm 2023, đơn vị này đã xử lý trên 223 nghìn trường hợp vi phạm TTATGT, trong đó có 56 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Nhờ việc xử lý quyết liệt các vi phạm, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, 9 tháng đầu năm, TNGT trên địa bàn Thành phố đã giảm 33,49% về số vụ, giảm 32% số người chết và giảm 34,2% số người bị thương.

Kiểm soát nồng độ cồn đã đi vào chiều sâu?

Đánh giá kết quả đạt được trong việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện thời gian qua, PGS. TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, trường Đại học Y tế công cộng cho rằng, mặc dù ý thức của người tham gia giao thông đã được nâng lên đáng kể, song đa số hành vi chấp hành vì lo ngại bị phạt là chính, chứ chưa bắt nguồn từ việc giữ gìn sức khỏe của bản thân.

Theo, TS Phạm Việt Cường, để tiếp nối và nhân rộng kết quả đạt được trong việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, hoạt động kiểm tra tại hiện trường vẫn cần được tiếp tục: "Đa phần người ta rât sợ, không dám uống, không dám lái vì sợ phạt là chính. Ở Việt Nam hiện nay quan trọng nhất vẫn là phải tuyên truyền, cưỡng chế thôi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Ở nước ngoài, các nước phát triển như Úc, Mỹ… họ vẫn phải làm, kiểm tra nồng độ cồn, thổi nồng độ cồn đột xuất, người ta không rải quân ra khắp ngoài đường, nhưng vẫn có những đội đi kiểm tra rất nhiều".

Còn theo TS Đào Duy Hoàng, Viện KHCN GTVT, mặc dù ý thức của người tham gia giao thông đã được cải thiện, song thực tế, vẫn còn một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, trong đó có cả cán bộ, công chức, viên chức. Bởi vậy, vẫn cần duy trì các trạm kiểm soát nống độ cồn để kiểm tra đột xuất đối với người tham gia giao thông: "Chỉ có thể duy trì những trạm kiểm soát đột xuất và bất ngờ và hai là tuyên truyền để mọi người tuân thủ quy định này. Phải tuyên truyền và phải xử lý, tất cả những thông tin về những người vi phạm là phải đưa lên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe".

TS Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cũng cho rằng, để tiếp tục duy trì và đảm bảo sự nghiêm minh trong việc thực hiện, cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc phát hiện tài xế có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn.

Theo TS Phạm Hoài Chung, dù chưa có nhiều công nghệ phát hiện sớm được lắp đặt trên xe, song hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp giám sát qua camera để giảm thiểu việc căng sức người trong việc phát hiện và xử lý: "Ví dụ trên hệ thống camera, trong quá trình tham gia giao thông mà các phương tiện đi mà không đúng làn đường, thường xuyên chuyển làn… thì những đối tượng đó có thể dùng công nghệ kết hợp, phối hợp với lực lượng tại các chốt, tại chỗ để giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực và nâng cao chất lượng giám sát và đảm bảo TTATGT"

Một số ý kiến cũng cho rằng, cùng với việc thực hiện quyết liệt kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn, cũng cần nghiên cứu biện pháp tích hợp dữ liệu cá nhân với thiết bị đo nồng độ cồn, để dễ dàng truy xuất nhân thân người vi phạm.

Khi người dân biết rõ nếu vi phạm sẽ bị phát hiện, thậm chí bị báo về nơi ở, nơi làm việc, chắc chắn sẽ phải thay đổi thói quen uống rượu bia. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển các dịch vụ đưa đón người uống rượu bia về nhà, tăng sự lựa chọn cho người dân sau khi đã uống rượu bia, từ đó hình thành thói quen, văn hóa “Đã uống rượu, bia không lái xe”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CSGT gửi thông báo vi phạm nồng độ cồn về cơ quan, đơn vị để tiếp tục xử lý
CSGT gửi thông báo vi phạm nồng độ cồn về cơ quan, đơn vị để tiếp tục xử lý

VOV.VN - Với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, những trường hợp vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính về nồng độ cồn CSGT còn gửi thông báo tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục xử lý về mặt chính quyền.

CSGT gửi thông báo vi phạm nồng độ cồn về cơ quan, đơn vị để tiếp tục xử lý

CSGT gửi thông báo vi phạm nồng độ cồn về cơ quan, đơn vị để tiếp tục xử lý

VOV.VN - Với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, những trường hợp vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính về nồng độ cồn CSGT còn gửi thông báo tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục xử lý về mặt chính quyền.

Vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông xuất trình thẻ giả Phó trưởng Ban ở VTV
Vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông xuất trình thẻ giả Phó trưởng Ban ở VTV

Vi phạm nồng độ cồn "khủng", khi đến giải quyết vi phạm, người đàn ông xuất trình thẻ nhà báo giả và thẻ giả chức danh Phó trưởng Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam.

Vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông xuất trình thẻ giả Phó trưởng Ban ở VTV

Vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông xuất trình thẻ giả Phó trưởng Ban ở VTV

Vi phạm nồng độ cồn "khủng", khi đến giải quyết vi phạm, người đàn ông xuất trình thẻ nhà báo giả và thẻ giả chức danh Phó trưởng Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam.

Tài xế ô tô ở Hải Dương tấn công CSGT khi bị xử lý vi phạm nồng độ cồn
Tài xế ô tô ở Hải Dương tấn công CSGT khi bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

VOV.VN - Một tài xế ô tô ở Hải Dương đã dùng tay trái đẩy, tay phải đấm vào ngực cán bộ CSGT nhằm cản trở việc lập hồ sơ xử lí vi phạm nồng độ cồn.

Tài xế ô tô ở Hải Dương tấn công CSGT khi bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

Tài xế ô tô ở Hải Dương tấn công CSGT khi bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

VOV.VN - Một tài xế ô tô ở Hải Dương đã dùng tay trái đẩy, tay phải đấm vào ngực cán bộ CSGT nhằm cản trở việc lập hồ sơ xử lí vi phạm nồng độ cồn.

Đình chỉ công tác cán bộ thuế ở Bình Dương không chấp hành đo nồng độ cồn
Đình chỉ công tác cán bộ thuế ở Bình Dương không chấp hành đo nồng độ cồn

VOV.VN - Hôm nay (29/9), Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh Văn Sâm- người chống đối, phản ứng khi công an yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.

Đình chỉ công tác cán bộ thuế ở Bình Dương không chấp hành đo nồng độ cồn

Đình chỉ công tác cán bộ thuế ở Bình Dương không chấp hành đo nồng độ cồn

VOV.VN - Hôm nay (29/9), Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh Văn Sâm- người chống đối, phản ứng khi công an yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.

Một cán bộ thuế ở Bình Dương bị xử lý vì không chấp hành đo nồng độ cồn
Một cán bộ thuế ở Bình Dương bị xử lý vì không chấp hành đo nồng độ cồn

VOV.VN - Ngày 28/9, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Dương cho biết, đã yêu cầu Chi cục thuế khu vực Bến Cát kiểm tra, xử lí theo quy định cán bộ thuế không chấp hành, phản ứng khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn.

Một cán bộ thuế ở Bình Dương bị xử lý vì không chấp hành đo nồng độ cồn

Một cán bộ thuế ở Bình Dương bị xử lý vì không chấp hành đo nồng độ cồn

VOV.VN - Ngày 28/9, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Dương cho biết, đã yêu cầu Chi cục thuế khu vực Bến Cát kiểm tra, xử lí theo quy định cán bộ thuế không chấp hành, phản ứng khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn.