TP. Hồ Chí Minh: Cải lương vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”

VOV.VN - Muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi cải lương phải thay đổi quyết liệt chứ không thể cứ nhìn vào ánh hào quang của quá khứ.

Tại tọa đàm “Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương: Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức sáng ngày 27/12, nhiều đại biểu cho rằng, quá trình phát triển của nghệ thuật cải lương đang gặp nhiều khó khăn, cần tìm giải pháp đồng bộ để giải quyết. Muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi cải lương phải thay đổi quyết liệt chứ không thể cứ nhìn vào ánh hào quang của quá khứ.

Cải lương là một trong ba thể loại ca kịch truyền thống mạnh nhất trong nền nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam, tuy ra đời muộn hơn tuồng, chèo nhưng đã có tuổi đời 100 năm. Bước qua thời kỳ hoàng kim của thập niên 60, 70 với nhiều sân khấu sáng đèn hàng đêm, sân khấu cải lương tại TPHCM nói riêng và khu vực Nam bộ nói chung đang trong tình trạng thoái trào. Thiếu tác phẩm được đầu tư công phu, thiếu sân khấu đúng tầm, thiếu sự quan tâm cần thiết, thiếu chính sách hỗ trợ, nhiều lớp nghệ sĩ dù rất tâm huyết nhưng không đủ nguồn lực để bám nghề. TPHCM hiện có một sân khấu duy nhất chuyên về lĩnh vực này nhưng lượng khán giả vẫn thưa thớt, trong khi nhiều đoàn xã hội hóa có sẵn vở hay thì lại tìm không ra sàn diễn, hoặc giá thuê quá cao không thể bù lỗ nên khó đi đường dài.

Quá trình phát triển của nghệ thuật cải lương đang gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế này, nhiều đại biểu cho rằng, cải lương cần chấp nhận sự tồn tại trong môi trường cạnh tranh của nhiều loại hình nghệ thuật. Tiến sĩ Lê Hồng Phước, chuyên gia nghiên cứu và bình luận Cải lương, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia TPHCM cho biết: “Các nhà quản lý và nghệ sĩ cải lương phải chấp nhận phân khúc thị trường. Cải lương không được phép độc tôn. Cải lương là một loại hình truyền thống phải chấp nhận tồn tại song song với những loại hình khác. Thứ hai, hát cải lương khoan nghĩ đến việc đổi mới một cách vội vã mà cần làm cho hay, đúng với chất của cải lương trước đã".

Có thể nói, muốn phát triển, các sân khấu cải lương phải bám sát thị hiếu của thị trường vì nếu “đường ta ta đi” thì rất khó được khán giả chọn lựa. Cùng với đó cần có sự đầu tư đồng bộ có tính chiến lược để sân khấu cải lương sáng đèn trở lại và ươm mầm lớp nghệ sĩ trẻ được đào tạo bài bản, yêu nghề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương
400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

Sẽ có một chuỗi hoạt động Kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018) diễn ra tại TP.HCM từ ngày 17/12/2018 đến 14/1/2019./.

400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

Sẽ có một chuỗi hoạt động Kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018) diễn ra tại TP.HCM từ ngày 17/12/2018 đến 14/1/2019./.

Sân khấu cải lương và đời sống của nghệ sĩ đều khó khăn
Sân khấu cải lương và đời sống của nghệ sĩ đều khó khăn

VOV.VN - Hiện nay mặc dù các bên đã rất cố gắng, nhưng sân khấu cải lương vẫn thiếu sức sống, đời sống của các nghệ sĩ theo bộ môn này còn rất khó khăn.

Sân khấu cải lương và đời sống của nghệ sĩ đều khó khăn

Sân khấu cải lương và đời sống của nghệ sĩ đều khó khăn

VOV.VN - Hiện nay mặc dù các bên đã rất cố gắng, nhưng sân khấu cải lương vẫn thiếu sức sống, đời sống của các nghệ sĩ theo bộ môn này còn rất khó khăn.