Tranh làng Sình - nét độc đáo của văn hóa Huế

(VOV) - Tranh dân gian làng Sình có thể sánh ngang với tranh Đông Hồ.

Cùng với hoa giấy Thanh Tiên, từ bao đời nay vào mỗi dịp Tết đến xuân về tranh làng Sình đã góp phần lớn vào việc giữ gìn nét văn hóa tâm linh của người dân xứ Huế.

Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề làm tranh trong làng xuất hiện cách đây khoảng 400 năm về trước và nổi tiếng xứ Huế và các vùng lân cận. Xét về phương diện dòng tranh dân gian thì tranh làng Sình có thể sánh ngang với tranh Đông Hồ.Tuy nhiên điểm khác biệt và độc đáo là tranh làng Sình được làm ra với mục đích là thờ cúng và được đốt đi sau khi cúng.

Và những ngày cuối năm này, người dân làng Sình cũng đang hối hả trong việc làm nên những bức tranh sinh động để kịp phục vụ cho tết cổ truyền của dân tộc. Hiện nay ở làng Sình có khoảng hơn 30 hộ dân còn gắn bó với nghề truyền thống này. Người lớn thì làm tranh cả ngày, còn trẻ em tranh thủ những lúc rãnh rỗi hay được nghĩ học phụ giúp gia đình làm tranh.

Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, người gắn bó với nghề làm tranh ở làng Sình đã hơn 50 năm cho biết, mỗi độ tết đến thì nhu cầu dùng tranh để thờ cúng của người dân khá nhiều. Theo quan niệm của người dân thì dùng tranh để thờ cúng thì sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống.Vì thế mà tranh làng Sình không chỉ cung cấp cho thị trường ở Huế mà có những người từ Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam...cũng tới đặt hàng mua tranh về để sử dụng trong dịp tết...

Về cách làm tranh, nghệ nhân Phước cho hay, một bức tranh được làm ra thì đòi hỏi nhiều kỹ thuật công phu. Tranh được in trên bản mộc gỗ được khắc rất tinh xảo. Giấy dùng để in tranh phải là loại giấy dó hoặc giấy mộc quét điệp. Còn màu sắc được tạo nên từ nhiều chất liệu như sò điệp, các loại lá cây. Quy trình để làm nên bức tranh phải trải qua rất nhiều công đoạn như : cào điệp, giã điệp, hồ điệp, pha giấy, phơi giấy, tạo màu, khắc ván, in tranh, tô màu...Và giai đoạn tô màu cho tranh đòi hỏi công phu và sự nhanh nhạy của người làm tranh làng Sình.

 

Về thăm làng Sình và ngôi nhà của Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước một sáng cuối năm, những bức tranh cuối cùng được hoàn thành và đưa ra chợ quê. Nét văn hóa và 1 làng nghề cần được bảo tồn và phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý lễ hội cần nâng mức xử phạt hành chính
Quản lý lễ hội cần nâng mức xử phạt hành chính

(VOV) - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh nêu ra những giải pháp để lễ hội ngày càng văn minh, tiết kiệm.

Quản lý lễ hội cần nâng mức xử phạt hành chính

Quản lý lễ hội cần nâng mức xử phạt hành chính

(VOV) - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh nêu ra những giải pháp để lễ hội ngày càng văn minh, tiết kiệm.

Khai mạc triển lãm “Văn hóa người Hà Nội”
Khai mạc triển lãm “Văn hóa người Hà Nội”

(VOV) - Triển lãm giới thiệu truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam; Nét xưa Hà Nội; Văn hóa người Hà Nội...

Khai mạc triển lãm “Văn hóa người Hà Nội”

Khai mạc triển lãm “Văn hóa người Hà Nội”

(VOV) - Triển lãm giới thiệu truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam; Nét xưa Hà Nội; Văn hóa người Hà Nội...