Trao giải cuộc thi và công bố Đại sứ văn hoá đọc 2020

VOV.VN - Em Đặng Phương Nam, lớp B3-LT35, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an và Nguyễn Hoàng Yến, học sinh lớp 10A1 Trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trở thành hai Đại sứ văn hóa đọc 2020.

Chiều ngày 23/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2020. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức được phát động từ tháng 2/2020, dành cho học sinh, sinh viên, bao gồm cả người khiếm thị. 

Tại Lễ tổng kết và trao giải, bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nói: “Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc đã khơi dậy hứng thú, đam mê đọc sách trong học sinh, sinh viên, người khiếm thị. Từ đó, khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ, hình thành thế hệ đọc tương lai. Thực tế, việc tạo lập thế hệ đọc sách là hết sức quan trọng bởi điều này sẽ góp phần hình thành một xã hội học tập suốt đời”.

Báo cáo kết quả tổng kết, Bà Vũ Dương Thuý Ngà cho biết, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 thu hút tới hơn 1 triệu học sinh, sinh viên đến từ gần 5.400 trường, học viện của 46 tỉnh, thành tham gia. Một số địa phương, đơn vị có số lượng bài dự thi đông như: Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Cần Thơ, Hưng Yên, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… Cuộc thi có sức lan tỏa rộng rãi, nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh cùng các thầy cô giáo… Đặc biệt, đối tượng dự thi không chỉ có học sinh, sinh viên mà còn thu hút sự tham gia của học sinh, sinh viên khiếm thị.

Chất lượng và số lượng bài dự thi năm nay đều được nâng cao dưới nhiều hình thức thể hiện. Nhiều câu chuyện cảm động đã được chia sẻ, nhiều tác phẩm có giá trị khoa học và giá trị nghệ thuật được lan tỏa đến cộng đồng. Các câu chuyện, bài thơ khuyến đọc đã được sáng tác, khẳng định vai trò của sách báo và văn hóa đọc. Các kế hoạch được xây dựng cụ thể, trong đó có kế hoạch có tính nhân văn như dự án làm sách nói và sách chữ nổi cho người khiếm thị... bài dự thi thể hiện dưới dạng viết tay, trang trí, minh họa đẹp mắt, khéo léo. Đặc biệt, một số bài dự thi thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ trong cách trình bày…

Vụ trưởng Vụ Thư viện cũng chia sẻ thêm: “Trong quá trình chấm giải, BTC nhận thấy nhiều bài dự thi năm nay cho thấy rõ sự tâm huyết của các em học sinh trong phát triển văn hóa đọc, để lại ấn tượng mạnh cho Hội đồng giám khảo. Nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mới lạ đã được đề xuất để khuyến khích mọi người đọc sách".

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, bà Vũ Dương Thúy Ngà cũng chỉ ra một số hạn chế của cuộc thi như nhiều tỉnh "chưa có kinh nghiệm dự thi" nên các bài thi có chất lượng thấp hay vẫn còn nạn "đạo văn" ở nhiều thí sinh.

Với hơn 1 triệu bài dự thi, BTC đã chọn ra 1252 để bước vào vòng chung kết. Kết thúc cuộc thi, ban tổ chức trao 2 giải Đại sứ, 8 giải nhất, 16 giải nhì, 52 giải ba, 180 giải khuyến khích và các giải chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất, các giải tập thể.

Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 được trao cho hai thí sinh: Đặng Phương Nam, lớp B3-LT35, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an; Nguyễn Hoàng Yến, học sinh lớp 10A1 Trường Trung học Phổ thông Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Là một trong hai thí sinh trở thành Đại sứ Văn hoá đọc 2020, em Nguyễn Hoàng Yến không giấu nổi vui mừng: “Khi tham gia cuộc thi, em chỉ đơn giản nghĩ bản thân sẽ góp được một phần sức nhỏ để lan toả văn hoá đọc. Được vào đến vòng thi toàn quốc, đặc biệt lại trở thành Đại sứ Văn hoá đọc thì không chỉ bất ngờ mà đó còn là vinh dự với em. Tham dự cuộc thi, em được truyền thêm cảm hứng về việc đọc sách. Việc đọc sách ngay từ trong nhà trường là rất quan trọng bởi sách góp phần thúc đẩy tư duy, phát triển nhân cách con người toàn diện. Được giao lưu với các bạn cùng tham dự cuộc thi, em học thêm được nhiều sáng kiến lan toả tình yêu với văn hoá đọc đến mọi người. Khi trở thành Đại sứ, em sẽ cố gắng truyền cảm hứng đọc sách đến với bạn bè trong trường, ngoài xã hội. Xa hơn là bạn bè quốc tế”. 

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức trao 8 Giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, 180 giải Khuyến khích và các giải chuyên đề cho những bài thi xuất sắc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19
Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19

VOV.VN - Tinh thần đọc sách, nghiên cứu sách và tìm hiểu về sách tại nhà vẫn được người dân duy trì trong những ngày giãn cách xã hội này.

Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19

Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19

VOV.VN - Tinh thần đọc sách, nghiên cứu sách và tìm hiểu về sách tại nhà vẫn được người dân duy trì trong những ngày giãn cách xã hội này.

Lan tỏa văn hóa đọc thời Covid–19
Lan tỏa văn hóa đọc thời Covid–19

VOV.VN - Hoạt động giới thiệu sách trực tuyến, tìm hiểu về Covid-19... thu hút đông đảo độc giả tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Lan tỏa văn hóa đọc thời Covid–19

Lan tỏa văn hóa đọc thời Covid–19

VOV.VN - Hoạt động giới thiệu sách trực tuyến, tìm hiểu về Covid-19... thu hút đông đảo độc giả tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Nâng cao văn hoá đọc từ phương thức đọc trực tuyến tại Đăk Lăk
Nâng cao văn hoá đọc từ phương thức đọc trực tuyến tại Đăk Lăk

VOV.VN - Thư viện tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện triển lãm thông qua hình thức tuyến trên trang điện tử (thuviendaklak.org.vn) và trên facebook của Thư viện tỉnh.

Nâng cao văn hoá đọc từ phương thức đọc trực tuyến tại Đăk Lăk

Nâng cao văn hoá đọc từ phương thức đọc trực tuyến tại Đăk Lăk

VOV.VN - Thư viện tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện triển lãm thông qua hình thức tuyến trên trang điện tử (thuviendaklak.org.vn) và trên facebook của Thư viện tỉnh.