Triển lãm “Tôi +” và thông điệp về một "gia đình cộng đồng"

VOV.VN - Thông điệp của triển lãm không nhằm phá vỡ đi khái niệm gia đình truyền thống trong xã hội mà để mở rộng khái niệm đó hơn.

Tối 6/11, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Tôi +” với thông điệp: “Ở đâu có yêu thương, ở đó là gia đình”. 

Triển lãm được đồng tổ chức bởi Trung Tâm sáng Kiến sức khỏe và Dân số (CCIHP), Trung Tâm Ánh Sáng (LIGHT), Viện Kinh Tế, xã hội và Môi trường ( ISEE), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED), và Rutger WPF thuộc Liên minh Quyền Tình dục. Đây là 6 nhóm cộng đồng “thiểu số” của người đồng tính, song tính, chuyển giới, người di cư, người khuyết tật, người lao động tình dục, người làm cha/mẹ đơn thân, và người sống chung với HIV. Tất cả họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội nhưng luôn có nhu cầu được chia sẻ, được thấu hiểu và có những ước mơ được yêu thương trọn vẹn.

Những mảnh giấy là tập hợp của những từ, chỉ các yếu tố làm nên sự yêu thương để gắn kết giữa cá nhân "tôi" và "gia đình"

Trước nay, một hình thái gia đình thường được chú trọng là có đầy đủ bố mẹ, có con cái, thậm chí phải đủ “nếp tẻ”. Nhưng thực tế cho thấy, trong xã hội có rất nhiều hình thái gia đình khác nhau song song tồn tại và cũng dựa trên giá trị cốt lõi là chú trọng vào mối quan hệ bền vững bởi tình yêu thương giữa các thành viên.

Đứng trên quan điểm đó, triển lãm được tổ chức nhằm giúp người xem hiểu rằng người đồng tính, người mẹ đơn thân hay người khuyết tật vẫn hoàn toàn có thể đảm bảo việc xây dựng một gia đình lành mạnh và hạnh phúc. Chỉ với tình yêu thương, gia đình mới trở thành “tổ ấm”, cho dù nó ở bất kỳ hình thái nào.

Vì thế, đến với triển lãm, người xem sẽ bắt gặp nhiều hình thức nghệ thuật đa dạng như nghệ thuật sắp đặt, in ấn, làm phim, trưng bày tranh vẽ, tranh cắt dán… thể hiện cho những hình thái khác nhau của những gia đình thuộc 6 nhóm người “thiểu số”. Những tác phẩm sắp đặt, in ấn đều được thực hiện bởi những đồ vật thân thuộc, gắn bó với đời sống hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam, nhưng ở đây, các đồ vật ấy đã được “biến chuyển” để thể hiện sự gắn bó và yêu thương trong gia đình những người có hoàn cảnh đặc biệt. 

Một bức tranh vẽ và cắt dán, ghép bằng hai nửa gương mặt, thể hiện cho tâm hồn của một người đồng tính. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, bức tranh còn thể hiện sự hòa hợp giữa những cá nhân trong cộng đồng, không phân biệt giới tính hay bất kỳ điều gì khác.

Một góc triển lãm tái hiện về hình ảnh của những khu nhà trọ lụp xụp của các gia đình khó khăn, như gia đình của những người di cư, lao động vất vả. Nhiều đồ vật được "đóng thùng" và người xem phải cúi xuống nhìn, biểu thị cho những ước mơ về nhu cầu cuộc sống. 

Tuy nhiên, hầu như các tác phẩm sắp đặt đều được đặt thấp để người xem cúi hẳn xuống nhìn hoặc thậm chí sẽ phải ngồi xuống để thấy rõ hơn. Người xem cũng được chạm tay vào các đồ vật. Theo BTC, đó cũng là dụng ý của những người làm triển lãm: “Chúng tôi muốn người xem hiểu để yêu thương hay cảm thông, không thể chỉ đứng ở trên để cúi nhìn xuống, mà bạn nên đặt mình ngang với vị trí của những người khác để dễ dàng chia sẻ và bày tỏ yêu thương với họ hơn… Như vậy, những người như thế cũng dễ nhận được sự đồng cảm và quan tâm từ cộng đồng nói chung theo cách nhìn đó.”

Những hình ảnh về hoạt động của Liên Minh Quyền Tình dục đối với các cá nhân có hoàn cảnh tương tự trong xã hội. Các hình ảnh này được trưng bày như một tấm bản đồ, biểu hiện sự gắn kết của cộng đồng, không chỉ trong nước mà còn trên thế giới


Còn những bộ phim được trình chiếu, được quay chính là những chia sẻ của những người thuộc 6 nhóm “thiểu số”. Nhưng có những đoạn phim, mà nhân vật chính kể lại câu chuyện của mình, góc quay chỉ “cắt ngang” ở giữa phần thân người, và không thấy được gương mặt. Câu chuyện của nhân vật chỉ còn được kể thông qua tiếng nói, âm thanh, cử chỉ của đôi bàn tay… Hình ảnh ấy khiến người xem thấy nhân vật dường như vẫn còn tự ti và không dám xuất hiện thẳng thắn để lên tiếng nói bảo vệ cho quyền lợi yêu thương của mình. Đó cũng là điều mà xã hội cần quan tâm và dành niềm yêu thương cho những nhân vật tương tự như vậy, để họ tự tin và nhận được quyền lợi yêu thương chính đáng.

Bộ phim quay lại câu chuyện kể của một người thuộc nhóm người "thiểu số", nhưng không để lộ khuôn mặt


Tuy nhiên, những quan điểm như trên không phá vỡ đi khái niệm truyền thống về một “gia đình” theo nghĩa thông thường trong xã hội, mà giúp khái niệm này được mở rộng ra hơn, để “gia đình” mang nghĩa cộng đồng và ý nghĩa hơn. Đây cũng đồng thời là lý do giải thích cho cái tên “Tôi +” của triển lãm: tâm hồn của cá nhân trong một xã hội cần được mở rộng ra hơn, thêm vào những yêu thương nhiều hơn, góp phần giúp những con người khác nhau trong xã hội gắn bó với nhau hơn.

Triển lãm sắp đặt với sự cố vấn của các nghệ sỹ trẻ Đỗ Tường Linh, Lê Hương Giang và Nguyễn Quang Vinh cùng với sự tham gia của nhiều tình nguyện viên là các sinh viên đến từ Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân văn, Trường Y tế công cộng và Đại học sư phạm. Chính các nghệ sỹ và các tình nguyện viên đã cùng với các cộng đồng người khuyết tật, công nhân di cư, lao động tình dục, cộng đồng LGBT, những người sống chung với HIV, và các ông bố, bà mẹ đơn thân thu thập những hiện vật để làm nên những câu chuyện cho triển lãm này. 

Nghệ thuật trở thành phương tiện bày tỏ nhu cầu xã hội và quyền lợi con người, đồng thời trở thành cầu nối cho những cá nhân trong cộng đồng. Đây cũng là mong muốn của những nghệ sỹ về việc sử dụng nghệ thuật vào mục đích xã hội. 

Triển lãm sẽ kéo dài tới ngày 12/11./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”
Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”

VOV.VN - Các tác phẩm tranh được vẽ trên giấy dó và sử dụng chất liệu sơn mài với các màu sắc cơ bản.

Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”

Nét dân gian độc đáo của triển lãm “Câu chuyện làng quê”

VOV.VN - Các tác phẩm tranh được vẽ trên giấy dó và sử dụng chất liệu sơn mài với các màu sắc cơ bản.

Triển lãm tranh “Bóng xưa và sắc hoa”
Triển lãm tranh “Bóng xưa và sắc hoa”

VOV.VN - Ngày 14/10, triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính khai mạc tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Triển lãm tranh “Bóng xưa và sắc hoa”

Triển lãm tranh “Bóng xưa và sắc hoa”

VOV.VN - Ngày 14/10, triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính khai mạc tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Triển lãm “Châu Á – Những sắc màu văn hóa”
Triển lãm “Châu Á – Những sắc màu văn hóa”

VOV.VN - Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hội nghị lần thứ 4 Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á đang diễn ra tại Hà Nội.

Triển lãm “Châu Á – Những sắc màu văn hóa”

Triển lãm “Châu Á – Những sắc màu văn hóa”

VOV.VN - Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hội nghị lần thứ 4 Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á đang diễn ra tại Hà Nội.

Triển lãm ảnh hướng tới kỷ niệm năm Việt- Pháp
Triển lãm ảnh hướng tới kỷ niệm năm Việt- Pháp

VOV.VN -Triển lãm gồm 26 áp-phích minh họa các hoạt động hiện đang được IRD và đối tác tiến hành ở Việt Nam.

Triển lãm ảnh hướng tới kỷ niệm năm Việt- Pháp

Triển lãm ảnh hướng tới kỷ niệm năm Việt- Pháp

VOV.VN -Triển lãm gồm 26 áp-phích minh họa các hoạt động hiện đang được IRD và đối tác tiến hành ở Việt Nam.

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”
Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

VOV.VN - Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

VOV.VN - Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Triển lãm "Tàu điện Hà Nội, quá khứ và tương lai"
Triển lãm "Tàu điện Hà Nội, quá khứ và tương lai"

VOV.VN - Triển lãm “Tàu điện Hà Nội, quá khứ và tương lai” khai mạc hôm 1/10 tại Nhà triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội).

Triển lãm "Tàu điện Hà Nội, quá khứ và tương lai"

Triển lãm "Tàu điện Hà Nội, quá khứ và tương lai"

VOV.VN - Triển lãm “Tàu điện Hà Nội, quá khứ và tương lai” khai mạc hôm 1/10 tại Nhà triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội).

Triển lãm tranh “Phút đồng dạng”
Triển lãm tranh “Phút đồng dạng”

VOV.VN -Đây là dự án nghệ thuật thứ 2 của Vương Linh nhằm gây quỹ cho trẻ em khuyết tật và mắc bệnh hiểm nghèo. 

Triển lãm tranh “Phút đồng dạng”

Triển lãm tranh “Phút đồng dạng”

VOV.VN -Đây là dự án nghệ thuật thứ 2 của Vương Linh nhằm gây quỹ cho trẻ em khuyết tật và mắc bệnh hiểm nghèo.