Trung thu bây giờ...ai hát trống quân?

(VOV) - Hát trống quân - một hình thức hát giao duyên ở đồng bằng Bắc bộ trong dịp Tết Trung thu đang dần bị mai một theo thời gian.

Hát trống quân là loại hình dân ca thi tài đối đáp thông qua những câu hát giao duyên có nội dung trao đổi về kinh nghiệm sống giữa nam, nữ thanh niên. Hình thức hát giao duyên mang tên trống quân ở mỗi địa phương lại có làn điệu và lối hát riêng.

Cụ Nguyễn Văn Tùng, 86 tuổi, người làng Thụy Khuê, Hà Nội kể rằng ngày xưa, mỗi khi đến rằm trung thu, làng nào làng nấy đều tổ chức hát trống quân. Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia. Nam, nữ thanh niên gần đến tuổi lấy vợ, lấy chồng thường cử ra những người hát hay nhất thi ứng đối. Không gian hát trống quân thường ở trên thuyền hay trong đình làng.

Hồi ấy, vùng Hà Đông ven sông Nhuệ là nơi có truyền thống hát trống quân nhiều nhất so với các làng bên cạnh. Ngay cầu Hà Đông có hai thuyền, dân đứng hai bên nghe hát trống quân. Trên trời trăng sáng, dưới sông nghe hát đối nhau.

"Hát trống quân không duy trì được và bị mai một trong thời gian chiến tranh. Trước năm 1940, quê tôi ở Hà Đông, ngay cầu Hà Đông có hai thuyền, dân đứng hai bên nghe hát trống quân. Trên trời trăng sáng, dưới sông nghe hát đối nhau. Bây giờ thỉnh thoảng có tổ chức hát trống quân ở chợ Đồng Xuân nhưng không được rầm rộ như xưa nữa...", cụ Tùng hoài niệm.

Nam nữ giao duyên hát trống quân (ảnh Nhân Dân)


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân, hát trống quân là hình thức hát giao duyên rất phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, từ Thanh Hoá trở ra. Ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, không những vùng sông Nhuệ mà dọc bờ sông Đuống, nhiều làng ở Bắc Ninh cũng có nhiều người hát trống quân rất giỏi. Trung thu là đêm trăng đẹp nhất trong 1 năm, là nơi hội tụ trai, gái trong các làng thi hát đối.

Bên bờ sông, người ta đào một hố đất, kê mấy thanh tre ngang rồi úp ngược cái thùng gỗ xuống. Sau đó đóng cọc căng dây mây, sợi dây dài 5m vắt qua một cái chạc chữ V trên mặt đáy thùng gỗ. Khi hát, người ta cầm dùi gỗ, gõ vào cái dây mây căng thẳng. Những câu hát giao duyên, đối đáp cũng chính là cái cớ để nam thanh, nữ tú tìm hiểu nhau.

Lý giải vì sao bây giờ nhiều người trẻ không còn biết đến hát trống quân, nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân cho rằng: Xưa kia, ở Hà Nội cũng có một số làng ven ngoại thành hát trống quân nhưng bây giờ không còn nữa vì công nghệ thông tin phát triển nhiều quá. Theo đó, có rất nhiều trò chơi dân gian bị mất dần như: chơi ô ăn quan, giải gianh, đánh đáo, đánh quay… bởi vì có nhiều trò chơi điện tử.

Ông là người viết cuốn sách về trò chơi, trò diễn dân gian Hà Nội nhưng cũng chưa tìm ra cách nào để khôi phục được. Chả thế mà khi được hỏi, nhiều bậc phụ huynh, rồi các em nhỏ không biết đến hát trống quân. Rằm trung thu bây giờ, các em nhỏ biết về các món bánh, quà tặng nhiều hơn là những sinh hoạt văn hóa dân gian. Tết trung thu bây giờ cũng trở thành dịp lễ của người lớn ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung thu xưa… nay còn đâu?
Trung thu xưa… nay còn đâu?

(VOV) - Bây giờ, vào dịp Trung thu, trẻ em đi xem phim, đi liên hoan trong những nhà hàng, khách sạn sang trọng…

Trung thu xưa… nay còn đâu?

Trung thu xưa… nay còn đâu?

(VOV) - Bây giờ, vào dịp Trung thu, trẻ em đi xem phim, đi liên hoan trong những nhà hàng, khách sạn sang trọng…

Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian
Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian

(VOV) - Những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân, chiếc trống bỏi, những trò chơi kéo co, chơi chuyền, hát đồng dao... dường như đã trở nên xa lạ.

Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian

Trung Thu trở về với đồ chơi dân gian

(VOV) - Những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân, chiếc trống bỏi, những trò chơi kéo co, chơi chuyền, hát đồng dao... dường như đã trở nên xa lạ.