Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao

Truyện Kiều đã thành nét văn hóa ngoại giao, mới đây phó Tổng thống Joe Biden Mỹ đã lẩy Kiều để nói về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

Nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại”.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du.

BTC cho biết, đã có hơn 100 tham luận của các học giả trong nước và quốc tế gửi đến tham dự hội thảo, tập trung vào hai vấn đề lớn: cuộc đời, di sản của Nguyễn Du, nhìn từ trong và ngoài quốc gia; Truyện Kiều, những phương thức diễn dịch và chuyển hóa.

Những tác phẩm của Nguyễn Du được trưng bày tại hội thảo - Ảnh: V.V.Tuấn.

Trong đó, các tham luận bàn về “Truyện Kiều” chiếm quá nửa tổng số tham luận, nên BTC đã chia ra hai tiểu ban thảo luận theo hai chủ đề song song ở hai hội trường.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN, khẳng định, mặc dù việc dịch thơ ca nói chung và Truyện Kiều nói riêng quả là “thiên nan vạn nan”, nhưng Truyện Kiều ngày càng được đến với nhiều độc giả ở nhiều nước trên thế giới.

Ông đưa ra dẫn chứng, thơ Nguyễn Du ngày nay được sử dụng trong ngoại giao như một nét văn hóa, đó là việc cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton khi sang thăm VN tháng 11-2000 và phó Tổng thống Joe Biden mới đây khi tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều lẩy Kiều để nói về quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước: “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân” và “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

“Thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành với những thăng trầm của lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc VN” - GS. TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp nhận Truyện Kiều bằng tiếng Ba Lan
Tiếp nhận Truyện Kiều bằng tiếng Ba Lan

Cuốn Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du xuất bản từ năm 1975 được in hoàn toàn bằng tiếng Ba Lan.

Tiếp nhận Truyện Kiều bằng tiếng Ba Lan

Tiếp nhận Truyện Kiều bằng tiếng Ba Lan

Cuốn Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du xuất bản từ năm 1975 được in hoàn toàn bằng tiếng Ba Lan.

Công bố 5 kỷ lục của Truyện Kiều
Công bố 5 kỷ lục của Truyện Kiều

5 kỷ lục của Truyện Kiều được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công bố nhân 192 năm ngày qua đời của Đại thi hào Nguyễn Du.

Công bố 5 kỷ lục của Truyện Kiều

Công bố 5 kỷ lục của Truyện Kiều

5 kỷ lục của Truyện Kiều được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công bố nhân 192 năm ngày qua đời của Đại thi hào Nguyễn Du.

Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa
Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa

Với 28 tác phẩm tranh lụa, họa sĩ Ngọc Mai đã mang đến cho người xem nhiều rung cảm trước cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Kiều

Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa

Cảm nhận Truyện Kiều qua tranh lụa

Với 28 tác phẩm tranh lụa, họa sĩ Ngọc Mai đã mang đến cho người xem nhiều rung cảm trước cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Kiều

Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary
Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary

VOV.VN -Chị Phan Bích Thiện đã giới thiệu cho thính giả về sự phong phú, giàu chất thơ chất nhạc của tiếng Việt, về thơ ca Việt Nam.

Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary

Nguyễn Du, Truyện Kiều và thơ ca Việt Nam đến với thính giả Hungary

VOV.VN -Chị Phan Bích Thiện đã giới thiệu cho thính giả về sự phong phú, giàu chất thơ chất nhạc của tiếng Việt, về thơ ca Việt Nam.

Nam sinh chuyên Toán tóm tắt Truyện Kiều trong 38 câu
Nam sinh chuyên Toán tóm tắt Truyện Kiều trong 38 câu

(VOV) -"Tác phẩm" của cậu học sinh lớp 11 gây xôn xao cộng đồng.

Nam sinh chuyên Toán tóm tắt Truyện Kiều trong 38 câu

Nam sinh chuyên Toán tóm tắt Truyện Kiều trong 38 câu

(VOV) -"Tác phẩm" của cậu học sinh lớp 11 gây xôn xao cộng đồng.