Tục cúng cơm mới mùng 9/9 âm lịch của người Dao đỏ Lục Yên (Yên Bái)

VOV.VN - Cứ vào tháng 9 âm lịch, khi những vạt nương lúa đã chín vàng, các gia đình người Dao đỏ ở Yên Bái lại chuẩn bị lễ cúng cơm mới. 

Lễ cúng cơm mới đồng bào người Dao đỏ Yên Bái thường được tổ chức vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị, người phụ nữ trong gia đình đi ra đồng chọn đám lúa mẩy hạt nhất, gặt lấy 3 cụm đem về phơi khô, xay xát thành gạo, nấu chín để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Bà Triệu Thị Tiếp, thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Trước khi báo cáo tổ tiên thì phải gặt lúa mới đem phơi khô, xát thành gạo nấu chín. Chúng tôi quan niệm, đã có cơm mới thì ông bà tổ tiên, các vị thần linh phải là người được dùng trước, vì đã phù hộ cho gia đình có một mùa màng bội thu”.

Mâm cúng cơm mới.

Mâm lễ cúng cơm mới gồm có 1 con gà luộc hoặc thủ lợn, 9 bông lúa đem hấp chín đặt trên 3 bát cơm, 5 chén rượu, 1 chén nước, 1 bát hương có thắp 3 nén nhang. Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ,  thầy cúng bắt đầu thắp hương và gõ bộ cúng mời ông bà, tổ tiên, các vị thần linh về nhận lễ cơm mới của gia đình. Lễ cúng diễn ra khoảng 45 phút.

Về nội dung bài cúng, ông Thiều Hữu Mơ, thầy cúng thôn 3 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên cho biết: “Hôm nay 9/9 âm lịch, lúa nương đã chín, lúa ruộng đã vàng, gia đình đã chuẩn bị xong cơm mới kính dâng ông bà tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình một mùa màng bội thu. Thay mặt gia đình mời ông bà tổ tiên, các vị thần linh về nhận lễ cơm mới để gia đình được thu hoạch mùa màng”.

Sau khi cúng xong, thầy cúng đốt giấy dó tiễn ông bà tổ tiên, các vị thần linh về trời. Mâm cúng được gia đình dọn xuống, cùng 1-2 mâm cơm được chuẩn bị sẵn, các thành viên trong gia đình quây quần ăn uống vui vẻ, chúc cho nhau thu hoạch lúa mới bội thu.

Thầy cúng khấn mời ông bà, tổ tiên.

Anh Lý Văn Tân, thôn Sâm Trên, xã Trung Tâm, huyện Lục Yên nói: “Mùa màng đến kỳ thu hoạch thì nhà nào nhà nấy đều làm lễ cúng ông bà tổ tiên, các vị thần linh thì mới được thu hoạch. Theo phong tục xưa trước khi thu hoạch mùa màng các gia đình đều phải làm lễ cúng, báo cáo ông bà tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt bội thu. Đây là nét văn hoá lâu đời vẫn được bà con duy trì”.

Tục cúng mừng cơm mới của của đồng bào Dao đỏ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tuy không cầu kỳ, nhưng chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, được cộng đồng ngưòi Dao lưu truyền từ đời này sang đời khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo trang phục vỏ cây của người Cơ Tu
Độc đáo trang phục vỏ cây của người Cơ Tu

VOV.VN - Bộ đồ bằng vỏ cây không chỉ giúp đồng bào Cơ Tu chống được giá rét mà còn phù hợp với các hoạt động phát rẫy, cắt lá lợp nhà và săn bắt.

Độc đáo trang phục vỏ cây của người Cơ Tu

Độc đáo trang phục vỏ cây của người Cơ Tu

VOV.VN - Bộ đồ bằng vỏ cây không chỉ giúp đồng bào Cơ Tu chống được giá rét mà còn phù hợp với các hoạt động phát rẫy, cắt lá lợp nhà và săn bắt.

Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái
Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái

VOV.VN - Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, chứa đựng những giá trị về văn hoá, lịch sử và giáo dục.

Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái

Độc đáo đám cưới người Dao đỏ ở Lục Yên, Yên Bái

VOV.VN - Đám cưới là một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, chứa đựng những giá trị về văn hoá, lịch sử và giáo dục.

Độc đáo cót phơi thóc của người Mông xanh
Độc đáo cót phơi thóc của người Mông xanh

VOV.VN -Cót phơi thóc của người Mông xanh là hiện vật độc đáo thể hiện sự sáng tạo, khéo léo trong kỹ thuật chế tác. 

Độc đáo cót phơi thóc của người Mông xanh

Độc đáo cót phơi thóc của người Mông xanh

VOV.VN -Cót phơi thóc của người Mông xanh là hiện vật độc đáo thể hiện sự sáng tạo, khéo léo trong kỹ thuật chế tác.