Bình Định quyết liệt triển khai các biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

VOV.VN - Sau khi xâm nhiễm tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tính đến ngày 12/6, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện tại 64 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã ở tỉnh Bình Định.

Những ngày qua chị Nguyễn Thị Minh ở thôn Hưng Nhượng, xã An Hòa, huyện vùng cao An Lão, tỉnh Bình Định, luôn trong tâm trạng lo lắng mỗi khi ra chăm sóc đàn bò của gia đình bị mắc bệnh lạ. Theo chị Minh, gia đình chỉ chăn thả đàn bò ở cánh đồng gần nhà và vẫn cắt cỏ về cho ăn tại chuồng, nhưng những ngày gần đây một bò mẹ trong đàn bị mắc bệnh lạ, bỏ ăn và gầy yếu từng ngày. Chị Nguyễn Thị Minh nhờ cán bộ thú ý tới thăm khám mới biết bò nhà chị bị bệnh viêm da nổi cục. 

“Cán bộ xã đến tuyên truyền vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ngăn ngừa, cách ly ra để khỏi lây. Gia đình làm nông chỉ có con bò, con lợn là tài sản lớn của gia đình mà thấy nó đau mình cũng buồn, giờ cứ mong nó qua khỏi”- chị Minh chia sẻ. 

Huyện An Lão có tổng đàn trâu, bò khoảng 11.000 con. Người dân địa phương có tập quán hay chăn, thả rông trâu bò nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh viêm da nổi cục trên diện rộng rất cao. Ngay sau khi xuất hiện dịch bệnh này, chính quyền huyện An Lão yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch; Các địa phương tăng cường tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng.

Ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho biết, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp triển khai việc tiêm phòng vaccine cho tổng đàn bò trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch, tập trung điều trị theo hướng dẫn của ngành thú y. Hướng dẫn, khuyến cáo các hộ không được đưa bò đi chăn thả ở những nơi khác, dễ lây lan ra tổng đàn bò của huyện. Nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, tính đến ngày 12/6, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện tại 64 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã trong tỉnh, với khoảng 2.010 con của hơn 1.500 hộ nông dân có bò mắc bệnh. Hiên nay, số đã điều trị khỏi triệu chứng là 525 con, số bò chết, xử lý tiêu hủy là 120 con.

Tại huyện Phù Cát, sau khi bệnh xuất hiện, địa phương đã giám sát chặt chẽ tình trạng dịch bệnh, phát hiện kịp thời, cách ly gia súc bị bệnh. Đến nay, tình hình dịch bệnh tại 2 xã phát dịch đầu tiên là Cát Thành và Cát Khánh cơ bản được khống chế. Địa phương tích cực tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi trâu bò phun thuốc sát trùng khắp các chuồng nuôi, rắc vôi bột, Cloramin B dạng bột quanh chuồng và đặc biệt là không chăn nuôi thả rông giai đoạn này, vận động người dân thực hiện tiêm phòng cho trâu bò. 

Tại huyện Phù Mỹ, bệnh viêm da nổi cục cũng xuất hiện tại tất cả các xã thị trấn trong huyện. “Phù Mỹ tiếp tục kiểm soát rất chặt và phân cho 1 tổ kiểm soát tiêm phòng và phản ứng nhanh để giám sát dịch bệnh và nếu như trường hợp xảy ra khẩn cấp thì tổ này sẽ xử lý bất cứ lúc nào”- ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết. 

Bệnh viêm da nổi cục là loại dịch bệnh mới xâm nhập vào tỉnh Bình Định, chủ yếu do côn trùng gây ra. Hiện thời tiết đang thuận lợi cho các loại côn trùng, vật chủ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng… phát triển. Nắng nóng kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn gia súc, nhất là bò, bê đang mắc bệnh. Chi cục Chăn nuôi và thú y khuyến cáo người dân vệ sinh chuồng trại vật nuôi sạch sẽ và tiêm phòng cho gia súc, vật nuôi để đàn vật nuôi khỏe mạnh.

Thời gian qua, các hộ chăn nuôi trâu bò ở Bình Định đã mua và tiêm hơn 70.000 liều vaccine các loại phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Hiện đơn vị cung ứng vaccine cũng cam kết cung ứng ngay lập tức cho tỉnh Bình Định 100.000 liều để người chăn nuôi tiêm phòng. Chi phí tiêm vaccine, địa phương hỗ trợ một nửa, phần còn lại người chăn nuôi phải bỏ thêm. Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết địa phương phải triển khai tiêm phòng vaccine, tối thiểu phải tiêm đạt 80% so với tổng đàn.

“Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai 1 đợt cao điểm về tiêm vaccine để phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò. Chúng ta làm quyết liệt và tập trung, tiêm cho đạt tỷ lệ 80% theo quy định của Bộ NN-PTNT”- ông Nguyễn Tuấn Thanh cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò lây lan nhanh ở Kon Tum
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò lây lan nhanh ở Kon Tum

VOV.VN - Sau gần 1 tháng xuất hiện, từ 3 thôn của 3 xã, thuộc 3 huyện ban đầu, hiện, bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò ở tỉnh Kon Tum đã lây lan ra diện rộng với 23 thôn, làng của 13 xã, thuộc 5 huyện, thành phố trong tỉnh có trâu, bò bị bệnh.

Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò lây lan nhanh ở Kon Tum

Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò lây lan nhanh ở Kon Tum

VOV.VN - Sau gần 1 tháng xuất hiện, từ 3 thôn của 3 xã, thuộc 3 huyện ban đầu, hiện, bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò ở tỉnh Kon Tum đã lây lan ra diện rộng với 23 thôn, làng của 13 xã, thuộc 5 huyện, thành phố trong tỉnh có trâu, bò bị bệnh.

Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò nguy cơ lan rộng ở Gia Lai
Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò nguy cơ lan rộng ở Gia Lai

VOV.VN - Tỉnh Gia Lai xuất hiện 4 ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 3 huyện và đang có nguy cơ lan rộng.

Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò nguy cơ lan rộng ở Gia Lai

Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò nguy cơ lan rộng ở Gia Lai

VOV.VN - Tỉnh Gia Lai xuất hiện 4 ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 3 huyện và đang có nguy cơ lan rộng.

Gia Lai xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò
Gia Lai xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò

VOV.VN - Một ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai. 

Gia Lai xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò

Gia Lai xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò

VOV.VN - Một ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện tại xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai.