Văn nghệ sĩ ngỡ ngàng vì giải nhất sáng tác VHNT “quá tượng trưng”

VOV.VN - Hài hước khi nhiều người ví giá trị giải thưởng của một tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ đủ mua 3kg thịt lợn hay 10 bát phở.

Trị giá của tác phẩm đoạt giải A trong cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật kỷ niệm 65 Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội giá trị 500.000 đồng. Theo đó, giải B có giá trị là 300.000 đồng, giải C là 300.000 đồng.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa trao Giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật cho các nghệ sĩ. Các tác phẩm đoạt giải lần này gồm 6 giải A, 12 giải B và 17 giải C, tổng giá trị giải thưởng là 12.500.000 đồng theo đúng quy định thi đua khen thưởng của Hà Nội.

Phần thưởng giành cho tác phẩm đoạt giải A. (Nguồn FBCN)

Trước đó, thông báo của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chỉ đưa ra thông tin nội dung như cuộc thi được triển khai ở 9 chuyên ngành trong Hội bao gồm các tác phẩm về Văn học, điện ảnh, múa, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, kiến trúc, âm nhạc. Nội dung các tác phẩm phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử của Thăng Long – Hà Nội, đề cao và tôn vinh những giá trị đạo đức, truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại của con người Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.

Đối tượng dự thi là các Hội viên của 9 Hội chuyên ngành trong toàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. Thời gian nhận tác phẩm bắt đầu từ tháng 11/2018 đến hết ngày 30/8/2019. Việc chấm giải được thực hiện từ Hội đồng nghệ thuật các Hội chuyên ngành đến Hội đồng nghệ thuật Hội Liên hiệp. Thời gian chấm giải của các Hội chuyên ngành từ ngày 1/9- 20/9/2019; Hội Liên hiệp từ ngày 21/9 – 5/10/2019.

Lễ công bố và trao giải được tổ chức vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích và 9 giải cho 9 chuyên ngành của Hội. Kinh phí tổ chức giải được trích từ nguồn ngân sách của thành phố.

Cơ cấu giải thương khi phát động, giải A là 10 triệu đồng. 9 hội chuyên ngành của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội bao gồm: 1. Hội nhà văn. 2. Hội điện ảnh. 3. Hội sân khấu. 4. Hội âm nhạc. 5. Hội nhiếp ảnh. 6. Hội mỹ thuật. 7. Hội dân gian. 8. Hội kiến trúc. 9. Hội múa. Tuy nhiên khi nhận giải thưởng các văn nghệ sĩ ngỡ ngàng về giá trị dành cho những đứa con tình thần của họ.

Các tác giả nhận giải A nhận mức tiền thưởng 500 ngàn đồng.(Ảnh: Tiền Phong)

Nhiều nghệ sĩ cho rằng, giải thưởng của thành phố kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô như vậy là không xứng tầm. Nhiều văn nghệ sĩ cảm thấy buồn vì sự “trân trọng” của thành phố dành cho họ chứ không phải buồn vì số tiền giải thưởng.

Trên trang cá nhân của mình, nhà văn Y Ban, người nhận giải nhất cuộc thi với giải A cho truyện ngắn "Chú Thanh", chia sẻ "... thì cười thôi. Ít ra cũng lãi nụ cười. Ông chánh văn phòng nói, chiểu theo luật thì giải A chỉ được có 480.000 thôi, đã linh động làm tròn thành 500.000 đấy".

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nhận giải B cho truyện ngắn Bên thêm gạch cũ, chị bày tỏ trên facebook: “Lần đầu tiên có một giải cần tinh thần AQ. Khi phát động thì được thông báo Nhất 10 triệu, Nhì 5 triệu…”.

Trước thông tin này, nhiều độc giả không khỏi xót xa cho chính các nghệ sĩ và đề nghị trả lại tiền thưởng cho phía Hội mà chỉ nhận bằng khen. Độc giả có tên Nam Nguyễn chia sẻ: Thà rằng chỉ tặng cái bằng khen hoặc kỷ niệm chương để động viên khích lệ tinh thần văn nghệ sĩ cũng không ai chê. Tự nhiên thưởng vài trăm bạc nghe ra rất hài, Hà Nội sao lại nghèo đến thế, hay quá khinh cái đám người có chữ sĩ này?” Bạn đọc Hồng Diệu cho rằng: “Sao lại rẻ rúm như thế cho chất xám và sự sáng tạo của nghệ thuật. Thật đáng buồn”. Còn bạn đọc Hoàng Anh xót xa bình luận: “Theo tôi các văn nghệ sĩ nên trả giải thưởng!”

Hài hước hơn, nhiều người đã ví giá trị giải thưởng dành cho các tác phẩm văn học nhân dịp kỷ niệm có ý nghĩa của thành phố Hà Nội chỉ đủ mua 3kg thịt lợn hay 10 bát phở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ nhà văn Trần Thị Trường: Cuộc đời văn nghệ sĩ là những nốt trầm
Nữ nhà văn Trần Thị Trường: Cuộc đời văn nghệ sĩ là những nốt trầm

VOV.VN -Hội họa hay văn chương cũng đều là những nốt trầm để nhà văn Trần Thị Trường thể hiện được những khát khao, hoài bão của người phụ nữ.

Nữ nhà văn Trần Thị Trường: Cuộc đời văn nghệ sĩ là những nốt trầm

Nữ nhà văn Trần Thị Trường: Cuộc đời văn nghệ sĩ là những nốt trầm

VOV.VN -Hội họa hay văn chương cũng đều là những nốt trầm để nhà văn Trần Thị Trường thể hiện được những khát khao, hoài bão của người phụ nữ.

TPHCM: Văn nghệ sĩ hiến kế bảo tồn nghệ thuật truyền thống
TPHCM: Văn nghệ sĩ hiến kế bảo tồn nghệ thuật truyền thống

VOV.VN - Sáng 19/1, lãnh đạo TPHCM đã có buổi gặp gỡ với các văn nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nghệ thuật truyền thống nhằm hiến kế bảo tồn nghệ thuật truyền thống.  

TPHCM: Văn nghệ sĩ hiến kế bảo tồn nghệ thuật truyền thống

TPHCM: Văn nghệ sĩ hiến kế bảo tồn nghệ thuật truyền thống

VOV.VN - Sáng 19/1, lãnh đạo TPHCM đã có buổi gặp gỡ với các văn nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nghệ thuật truyền thống nhằm hiến kế bảo tồn nghệ thuật truyền thống.  

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt văn nghệ sĩ TPHCM
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt văn nghệ sĩ TPHCM

VOV.VN - Chia sẻ với tâm tư của các văn nghệ sĩ thành phố, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ phản ánh tất cả ý kiến của các văn nghệ sĩ đến lãnh đạo cao nhất.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt văn nghệ sĩ TPHCM

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt văn nghệ sĩ TPHCM

VOV.VN - Chia sẻ với tâm tư của các văn nghệ sĩ thành phố, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ phản ánh tất cả ý kiến của các văn nghệ sĩ đến lãnh đạo cao nhất.